|   |   |   |   | 
  |     |     In

Vài nét về một người:
 
                        Bạn của những người cùị       
 
 
 
      Xin giới thiệu một vài nét về Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông. Bạn của những người cùị      
 
   Trước phong trào “Bạn của những người cùi” hiện nay ở trong nước cũng như hải ngoại, Nhật Nguyệt, với cái nhìn khách quan, xin được chia sẻ thêm cùng quý bạn ở đây một nhân vật đã và đang được nhiều người biết đến, nhất là giới trẻ ở hải ngoạị Tôi muốn nói đến linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông. Ngài là người, theo tôi nghĩ, ở vào thế kỷ 21 này, đã được Thiên Chúa giao cho một sứ mạng; đó là mang niềm an ủi, yêu thương đến với những người nghèo, những người cùi trong nước. Đặc-biệt ở thành-phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cao nguyên trung phần.
  Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông sinh năm 1941, tại Phù Mỹ, Bình-Định, thụ phong linh mục năm 1972. Ở vào thập niên 1986, ngài được toà giám mục Kon-Tum bổ nhiệm về trông coi giáo xứ Đức-An, tỉnh Gia-Lai (Pleiku), một họ đạo, mà đa số giáo dân là những người từ miền trung vào, nhất là người Quảng-Bình.
  Tại giáo xứ này, ngài đã mở cho mình một hướng đi mới, rất thực-tế, đó là giúp đỡ những người nghèo và chăm sóc những người cùị Nói đến người nghèo, thì ở nước nào cũng có, nhưng nước ta lại có nhiều hơn, và nói đến người cùi, nước ta chiếm cũng chẳng phải là ít. Tuy-nhiên, điều tôi muốn đề-cập ở đây, không phải vì con số nhiều, hoặc ít về hai căn “bệnh” trên, mà trong chúng ta đã có được bao nhiêu bàn tay nhân ái biết xoa dịu những vết thương của hai căn bệnh gần như là “di truyền” đó?
   Năm1987, linh mục Nguyễn Vân Đông bắt tay vào công việc mà Chúa đã uỷ-thác. Lúc bấy giờ, kinh-tế trong nhà xứ còn yếu kém, nên vấn-đề giúp đỡ những người nghèo, người cùi chỉ ở dạng khiêm-tốn, song, ngài không nản chí. Ngài cho rằng; việc gì Chúa muốn ngài làm, thì Chúa đã lo trước, tính saụ.. Do đó, ngài đứng lên kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người, xin họ cộng tác với ngài, để cùng nhau thực-hiện sứ-mạng trên. Sau lần kêu gọi này, tôi mới nhận thấy ngài đúng là một vị linh mục quả-cảm, một người “hùng biện” xuất chúng...  Tôi nói như vậy, là vì chẳng bao lâu sau, không những người công giáo, người phật giáo, mà ngay cả một số cán bộ cư ngụ ở trong họ đạo cũng kẻ ít, người nhiều đưa tiền để ngài “đầu tư ” vào công việc xã-hội mang ý-nghĩa từ-thiện nàỵ  Song song với công việc ấy, ngài còn thực-hiện ở trong tỉnh được một nghĩa-địa dành chôn cất những thai nhi bị mẹ lén trốn vào bệnh viện phá bỏ, đồng thời, để giúp những người già qua khỏi cảnh sống lang thang, xin ăn trong tỉnh, nên ngài đã gom góp họ về một chỗ, rồi đi xin tiền... đưa cho các nữ tu nuôi họ.
   Trên đây là một vài việc làm của ngài mà tôi đã nhìn thấy, đồng thời, tìm hiểu qua bạn bè khi về thăm Pleiku, nơi tôi đã sống và lớn lên. Tuy vậy, còn một việc nữa, tôi xin được nêu ra luôn để cho mọi người thấy rằng linh mục Nguyễn Vân  Đông, thật sự là tông đồ của Chúạ Trong những năm 1997- 2000, ngài thấy tình-trạng một số các cô gái sa vào cảnh lỡ lầm, đến khi mang thai lại tới nhà thương xin phá. Vì muốn cứu sống đứa con, nên ngài đã nhờ các nữ tu hàng ngày luẩn quẩn, thăm dò trước khoa sản, để khi biết được, các bà sơ khuyên nhủ, đem người mẹ về nuôi ở một chỗ kín đáo, chờ cô gái sanh xong, nếu đương sự  không bắt con, các bà sẽ giữ lại đem nuôi ở cô nhi viện Sao Maị Riêng người mẹ, ngài cho tiền xe để về đường. Việc làm này rất tế-nhị,  hoàn-toàn được giữ kín...
  Gần hơn nữa, vào khoảng tháng 9, 10 năm 2002 vừa qua, ngài đã được chính quyền trong nước cấp giấy phép cho sang thăm Hoa-Kỳ. Mục-đích chuyến đi của ngài thấy rất rõ. Ngài muốn đem tới cho cộng-đồng người Việt ở hải ngoại những hình ảnh đau thương, những tiếng kêu tuyệt-vọng cất lên từ đáy vực của những người mắc bệnh phong cùi trong nước. Chuyến đi này đúng là một phép lạ. Nói vậy cũng phải, bởi đối với cái nhìn của mọi người  ở trong nước lúc bấy giờ, thì linh mục Nguyễn Vân Đông chỉ là một ông già lù khù, chậm chạp, không thân thế, đã vậy lại còn quê mùa nữạ Chẳng những quê về ngôn-ngữ, mà giọng nói, nghe ra cũng quê luôn... Thử hỏi một người mà tứ chi, lục phủ... đặc-thù nét quê mùa như vậy, thì tư-cách đâu đòi đi đến Hoa-Kỳ, một quốc-gia văn-minh nhất thế-giới để xin nói ra nguyện-vọng của mình chứ. Thế nhưng, ngài đã thực sự qua đến đây rồị Có phải đó là phép lạ Chúa làm cho ngài không? 
     Đúng là phép lạ của Chúa đến với ngài ở đất nước Hoa-Kỳ nàỵ Sự-kiện trên đã được chứng minh, khi ngài đi thuyết giảng ở bất cứ thánh đường nào, hoặc đi nói chuyện với giới trẻ ở nơi đâu, thì mọi người ở chỗ đó đều hết lòng ủng-hộ và đồng-ý hợp-tác với ngài trong công việc giúp đỡ những người cùi, thậm-chí, có một cơ quan từ-thiện còn nói với ngài rằng: Nếu số tiền ông xin lên tới năm mươi phần trăm, thì chúng tôi sẽ cho ông thêm năm mươi phần trăm nữạ Và điều này ngài đã làm được.
   Với vóc dáng ốm yếu, cử chỉ lại rụt rè và còn tệ hơn nữa, là chiếc áo màu đen, mà theo tôi nghĩ, ngài đã mặc nó vào lúc mới thụ-phong linh mục thì phảị  Chiếc áo nay đã ngả màu, mấy hột bâu (nút áo bằng vải) lỗi thời sắp sứt chỉ. Và, còn cả đôi dép da màu nâu quê mùa, ngài mang trong chân nữạ Tất cả những thứ đó đã biểu hiện lên cho chúng ta thấy rằng đời sống của ngài rất kham khổ, tằn tiện.  Ngài giống như một bà mẹ nghèo, muốn con được no, ấm, nên phải hy-sinh, chịu rách, chịu nát... Có lẽ vì vậy, nên Chúa đã chọn ngài; một đồ đệ nghèo hèn nhất để đi làm công việc cứu giúp người cùị Và, chuyến đi cho rằng không mấy hy-vọng đó, cuối cùng, ngài đã trở về nước với gương mặt rạng rỡ và nụ cười thật tươi khi bước xuống phi trường...
  Thưa quý bạn. Bài viết này của Nhật-Nguyệt, không ngoài mục-đích chuyên chở đến với mọi người, nhất là các bạn trẻ ở hải ngoại, một vài nét về linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông và nỗi băn khoăn của ngài trước làn sóng người cùi càng ngày càng gia tăng. Tôi mong rằng mỗi người trong chúng ta, kẻ ít, người nhiều, hãy tiếp tay với ngài để làm một việc gì đó cho người nghèo và người cùi trong nước. Bởi vì, là con người, ngoài bổn phận đối với gia-đình và thân quyến ra, chúng ta còn phải có bổn phận đối với tha nhân nữạ Các bạn cứ xem như mình bỏ tiền ra để chơi “hụi” với Thượng-Đế. Và, tôi tin rằng chúng ta sẽ lời gấp bao nhiêu lần so với số tiền mình đã đóng vàọ.. Hãy tin tưởng nơi Thượng Đế, bởi ngài là một ông chủ hụi tốt và rất công bằng. Ngài sẽ không lừa gạt chúng ta đâụ Xin mời các bạn...
   Sau đây, Nhật-Nguyệt xin được đăng bài thơ  “Cánh Hoa Phong” của Lăng-Hồng. Vì thương người cùi, nên bà đã viết lên với nỗi xúc động của mình.
                                             
 
Cánh Hoa Phong
 
( Để nhớ lại những cô gái phong cùi ở Việt Nam)
 
Ta vẫn biết đời em đang rũ liệt,
Xác, hồn em tan biến chốn không ngày,
Ta hiểu em, một loài hoa cách biệt,
Giữa dương gian mang nặng nỗi đắng caỵ..
*
Ta vẫn biết, thân em dần hủy diệt,
Đời em như hoa tuyết rụng bên đường,
Ta gặp em, những tâm hồn mãnh liệt,
Khóc, van xin, tha thiết mảnh tình thương...
*
Nơi tăm tối, em kêu gào bấn động,
Những cơn đau như cháy phỏng linh hồn,
Chúa có nghe, lời van xin sự sống?
Từ cõi âm lan rộng đến từng ngôị..
*
Em đã khóc khi Xuân về, hoa nở,
Đã cười điên, cuồng nộ giữa hoàng-hôn,
Xác thân em đã hao mòn hơi thở,
Đời bắt em trả nợ kiếp không hồn...
*
Hỡi Thượng-Đế!  Đây con người khắc-khoải,
Họ từng đêm chờ mãi ánh nhiệm màu,
Lệ con rơi, nhìn ai kia quằn quại,
Họ khóc than, sợ hãi giữa cơn đaụ..
*
Ta vẫn biết, em đau trong giấc ngủ,
Hỡi cánh phong tàn rũ giữa địa cầu,
Đời của em là kiếp hoa không chủ!
Là tiếng kêu đau đớn dưới vực sâụ..
 
                                                                                    Lăng Hồng
 
( Xin qúy bạn vui lòng liên-lạc với linh mục PhêRô Nguyễn Vân Đông ở số 20 đường Wừu,  thành-phố Pleiku, tỉnh Gia-Laị..)
 
Hoa-Kỳ, ngày 10 tháng 5 năm 2005.
 
NHẬT-NGUYỆT
 
Vài nét về một người:
 
                        Bạn của những người cùị       
 
 
 
      Xin giới thiệu một vài nét về Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông. Bạn của những người cùị      
 
   Trước phong trào “Bạn của những người cùi” hiện nay ở trong nước cũng như hải ngoại, Nhật Nguyệt, với cái nhìn khách quan, xin được chia sẻ thêm cùng quý bạn ở đây một nhân vật đã và đang được nhiều người biết đến, nhất là giới trẻ ở hải ngoạị Tôi muốn nói đến linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông. Ngài là người, theo tôi nghĩ, ở vào thế kỷ 21 này, đã được Thiên Chúa giao cho một sứ mạng; đó là mang niềm an ủi, yêu thương đến với những người nghèo, những người cùi trong nước. Đặc-biệt ở thành-phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cao nguyên trung phần.
  Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông sinh năm 1941, tại Phù Mỹ, Bình-Định, thụ phong linh mục năm 1972. Ở vào thập niên 1986, ngài được toà giám mục Kon-Tum bổ nhiệm về trông coi giáo xứ Đức-An, tỉnh Gia-Lai (Pleiku), một họ đạo, mà đa số giáo dân là những người từ miền trung vào, nhất là người Quảng-Bình.
  Tại giáo xứ này, ngài đã mở cho mình một hướng đi mới, rất thực-tế, đó là giúp đỡ những người nghèo và chăm sóc những người cùị Nói đến người nghèo, thì ở nước nào cũng có, nhưng nước ta lại có nhiều hơn, và nói đến người cùi, nước ta chiếm cũng chẳng phải là ít. Tuy-nhiên, điều tôi muốn đề-cập ở đây, không phải vì con số nhiều, hoặc ít về hai căn “bệnh” trên, mà trong chúng ta đã có được bao nhiêu bàn tay nhân ái biết xoa dịu những vết thương của hai căn bệnh gần như là “di truyền” đó?
   Năm1987, linh mục Nguyễn Vân Đông bắt tay vào công việc mà Chúa đã uỷ-thác. Lúc bấy giờ, kinh-tế trong nhà xứ còn yếu kém, nên vấn-đề giúp đỡ những người nghèo, người cùi chỉ ở dạng khiêm-tốn, song, ngài không nản chí. Ngài cho rằng; việc gì Chúa muốn ngài làm, thì Chúa đã lo trước, tính saụ.. Do đó, ngài đứng lên kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người, xin họ cộng tác với ngài, để cùng nhau thực-hiện sứ-mạng trên. Sau lần kêu gọi này, tôi mới nhận thấy ngài đúng là một vị linh mục quả-cảm, một người “hùng biện” xuất chúng...  Tôi nói như vậy, là vì chẳng bao lâu sau, không những người công giáo, người phật giáo, mà ngay cả một số cán bộ cư ngụ ở trong họ đạo cũng kẻ ít, người nhiều đưa tiền để ngài “đầu tư ” vào công việc xã-hội mang ý-nghĩa từ-thiện nàỵ  Song song với công việc ấy, ngài còn thực-hiện ở trong tỉnh được một nghĩa-địa dành chôn cất những thai nhi bị mẹ lén trốn vào bệnh viện phá bỏ, đồng thời, để giúp những người già qua khỏi cảnh sống lang thang, xin ăn trong tỉnh, nên ngài đã gom góp họ về một chỗ, rồi đi xin tiền... đưa cho các nữ tu nuôi họ.
   Trên đây là một vài việc làm của ngài mà tôi đã nhìn thấy, đồng thời, tìm hiểu qua bạn bè khi về thăm Pleiku, nơi tôi đã sống và lớn lên. Tuy vậy, còn một việc nữa, tôi xin được nêu ra luôn để cho mọi người thấy rằng linh mục Nguyễn Vân  Đông, thật sự là tông đồ của Chúạ Trong những năm 1997- 2000, ngài thấy tình-trạng một số các cô gái sa vào cảnh lỡ lầm, đến khi mang thai lại tới nhà thương xin phá. Vì muốn cứu sống đứa con, nên ngài đã nhờ các nữ tu hàng ngày luẩn quẩn, thăm dò trước khoa sản, để khi biết được, các bà sơ khuyên nhủ, đem người mẹ về nuôi ở một chỗ kín đáo, chờ cô gái sanh xong, nếu đương sự  không bắt con, các bà sẽ giữ lại đem nuôi ở cô nhi viện Sao Maị Riêng người mẹ, ngài cho tiền xe để về đường. Việc làm này rất tế-nhị,  hoàn-toàn được giữ kín...
  Gần hơn nữa, vào khoảng tháng 9, 10 năm 2002 vừa qua, ngài đã được chính quyền trong nước cấp giấy phép cho sang thăm Hoa-Kỳ. Mục-đích chuyến đi của ngài thấy rất rõ. Ngài muốn đem tới cho cộng-đồng người Việt ở hải ngoại những hình ảnh đau thương, những tiếng kêu tuyệt-vọng cất lên từ đáy vực của những người mắc bệnh phong cùi trong nước. Chuyến đi này đúng là một phép lạ. Nói vậy cũng phải, bởi đối với cái nhìn của mọi người  ở trong nước lúc bấy giờ, thì linh mục Nguyễn Vân Đông chỉ là một ông già lù khù, chậm chạp, không thân thế, đã vậy lại còn quê mùa nữạ Chẳng những quê về ngôn-ngữ, mà giọng nói, nghe ra cũng quê luôn... Thử hỏi một người mà tứ chi, lục phủ... đặc-thù nét quê mùa như vậy, thì tư-cách đâu đòi đi đến Hoa-Kỳ, một quốc-gia văn-minh nhất thế-giới để xin nói ra nguyện-vọng của mình chứ. Thế nhưng, ngài đã thực sự qua đến đây rồị Có phải đó là phép lạ Chúa làm cho ngài không? 
     Đúng là phép lạ của Chúa đến với ngài ở đất nước Hoa-Kỳ nàỵ Sự-kiện trên đã được chứng minh, khi ngài đi thuyết giảng ở bất cứ thánh đường nào, hoặc đi nói chuyện với giới trẻ ở nơi đâu, thì mọi người ở chỗ đó đều hết lòng ủng-hộ và đồng-ý hợp-tác với ngài trong công việc giúp đỡ những người cùi, thậm-chí, có một cơ quan từ-thiện còn nói với ngài rằng: Nếu số tiền ông xin lên tới năm mươi phần trăm, thì chúng tôi sẽ cho ông thêm năm mươi phần trăm nữạ Và điều này ngài đã làm được.
   Với vóc dáng ốm yếu, cử chỉ lại rụt rè và còn tệ hơn nữa, là chiếc áo màu đen, mà theo tôi nghĩ, ngài đã mặc nó vào lúc mới thụ-phong linh mục thì phảị  Chiếc áo nay đã ngả màu, mấy hột bâu (nút áo bằng vải) lỗi thời sắp sứt chỉ. Và, còn cả đôi dép da màu nâu quê mùa, ngài mang trong chân nữạ Tất cả những thứ đó đã biểu hiện lên cho chúng ta thấy rằng đời sống của ngài rất kham khổ, tằn tiện.  Ngài giống như một bà mẹ nghèo, muốn con được no, ấm, nên phải hy-sinh, chịu rách, chịu nát... Có lẽ vì vậy, nên Chúa đã chọn ngài; một đồ đệ nghèo hèn nhất để đi làm công việc cứu giúp người cùị Và, chuyến đi cho rằng không mấy hy-vọng đó, cuối cùng, ngài đã trở về nước với gương mặt rạng rỡ và nụ cười thật tươi khi bước xuống phi trường...
  Thưa quý bạn. Bài viết này của Nhật-Nguyệt, không ngoài mục-đích chuyên chở đến với mọi người, nhất là các bạn trẻ ở hải ngoại, một vài nét về linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông và nỗi băn khoăn của ngài trước làn sóng người cùi càng ngày càng gia tăng. Tôi mong rằng mỗi người trong chúng ta, kẻ ít, người nhiều, hãy tiếp tay với ngài để làm một việc gì đó cho người nghèo và người cùi trong nước. Bởi vì, là con người, ngoài bổn phận đối với gia-đình và thân quyến ra, chúng ta còn phải có bổn phận đối với tha nhân nữạ Các bạn cứ xem như mình bỏ tiền ra để chơi “hụi” với Thượng-Đế. Và, tôi tin rằng chúng ta sẽ lời gấp bao nhiêu lần so với số tiền mình đã đóng vàọ.. Hãy tin tưởng nơi Thượng Đế, bởi ngài là một ông chủ hụi tốt và rất công bằng. Ngài sẽ không lừa gạt chúng ta đâụ Xin mời các bạn...
   Sau đây, Nhật-Nguyệt xin được đăng bài thơ  “Cánh Hoa Phong” của Lăng-Hồng. Vì thương người cùi, nên bà đã viết lên với nỗi xúc động của mình.
                                             
 
Cánh Hoa Phong
 
( Để nhớ lại những cô gái phong cùi ở Việt Nam)
 
Ta vẫn biết đời em đang rũ liệt,
Xác, hồn em tan biến chốn không ngày,
Ta hiểu em, một loài hoa cách biệt,
Giữa dương gian mang nặng nỗi đắng caỵ..
*
Ta vẫn biết, thân em dần hủy diệt,
Đời em như hoa tuyết rụng bên đường,
Ta gặp em, những tâm hồn mãnh liệt,
Khóc, van xin, tha thiết mảnh tình thương...
*
Nơi tăm tối, em kêu gào bấn động,
Những cơn đau như cháy phỏng linh hồn,
Chúa có nghe, lời van xin sự sống?
Từ cõi âm lan rộng đến từng ngôị..
*
Em đã khóc khi Xuân về, hoa nở,
Đã cười điên, cuồng nộ giữa hoàng-hôn,
Xác thân em đã hao mòn hơi thở,
Đời bắt em trả nợ kiếp không hồn...
*
Hỡi Thượng-Đế!  Đây con người khắc-khoải,
Họ từng đêm chờ mãi ánh nhiệm màu,
Lệ con rơi, nhìn ai kia quằn quại,
Họ khóc than, sợ hãi giữa cơn đaụ..
*
Ta vẫn biết, em đau trong giấc ngủ,
Hỡi cánh phong tàn rũ giữa địa cầu,
Đời của em là kiếp hoa không chủ!
Là tiếng kêu đau đớn dưới vực sâụ..
 
                                                                                    Lăng Hồng
 
( Xin qúy bạn vui lòng liên-lạc với linh mục PhêRô Nguyễn Vân Đông ở số 20 đường Wừu,  thành-phố Pleiku, tỉnh Gia-Laị..)
 
Hoa-Kỳ, ngày 10 tháng 5 năm 2005.
 
NHẬT-NGUYỆT
 
  |     |  In Bài  In