|   |   |   |   | 
  |     |     In

Một ước mơ cho những cuộc đời buồn
Ðặt chân đến đất Hoa Kỳ, xứ sở mà tôi sẽ bắt đầu một cuộc sống mới trong tự do và hy vọng, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Tuy thế, một nỗi buồn nhung nhớ vây kín sâu đậm tâm can. Nhớ những người thân giờ đã xa cách. Nhớ quê hương mình đã để lại phía sau, để đi tìm tự do và cơ hộị Nhưng đặc biệt hơn hết là nhớ núi rừng Tây Nguyên Pleikụ Nơi đó, những cánh rừng hoang dã, thâm u là những buôn làng người dân tộc, mà quanh năm sự đói nghèo và bệnh tật luôn đeo bám họ. Một loại bệnh tật làm con người khiếp sợ và xa lánh: bệnh phong cùị
Ở Tây nguyên, những người chẳng may mắc bệnh phong cùi, thường bị dân làng xua đuổi, né tránh vì sợ lâỵ Những con người bị gọi là "đồ cùi", "đồ hủi" đó tự quay quần lại với nhau họp thành những buôn làng thâm sâu trong rừng già giá lạnh. Họ trốn chạy trước sự ghê tởm của người đờị Họ sống lầm than và vô cùng bĩ cực. Cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, bệnh tật không có thuốc uống. Xã hội quên hẳn họ. Tình người cũng dửng dưng với họ. Họ chưa hề được hưởng ánh sáng văn minh. Ðáng thương hơn, trong chiến tranh Việt Nam, họ là những người đã hứng chịu bom rơi đạn lạc. Tất cả họ, không ai có được căn nhà để ở. Mà nhà chỉ là những "chòi" che nắng tránh mưạ Nhiều lần chúng tôi đến với họ với những phần quà bé nhỏ hay những số tiền chưa bằng hai lon biạ Nhưng cũng đủ là niềm mơ ước của những người bệnh phong ở đâỵ Cũng là con người nhưng sao số phần lại quá nghiệt ngã. Bệnh làm cho họ trở thành phế nhân hoàn toàn. Sống mũi chỉ còn trơ lại hóc mũị Vi trùng ăn mòn quanh mắt, kéo căng cơ mắt, xâm nhập vào làm lở loét da, chảy máu, ung mủ, rồi làm mất cảm giác ở các chi, dẫn đến thối thịt, rụng ngón dần dần. Những gương mặt bị biến dạng, những đôi mắt thành mù lòạ Những bàn chân cụt ngón đến không còn gọi là bàn chân, không thể xỏ được chiếc dép, chiếc giày bình thuờng được nữạ Những bàn tay giống như những cành cây cụt ngọn. Ðôi bàn tay cùi cọc. Ðôi bàn chân không ngón, không bàn, đã trở thành những chiếc cọc cắm vào mặt đất khi họ bước đị Có người không còn đi được nữa, phải bò lê lết mà tiến tớị Làm người dân tộc Tây Nguyên đã khổ. Nhưng những người mắc bệnh phong còn khổ hơn bội phần. Với đôi tay đôi chân cùi cụt, mất ngón, ngày ngày vẫn lên nương rẫy, vẫn lặn lội vào rừng tìm sống bằng những nấm hoang, củ dại và lá cây rừng. Và đã có lần tôi rưng rưng khi khám phá ra rằng họ thiếu cả muối để ăn.
Lần đầu tiên đi tìm hiểu về người phong cùi của Tây Nguyên, tôi được anh tôi, linh mục Nguyễn Vân Ðông, chánh xứ nhà thờ Ðức An, Kontum hướng dẫn và giải thích vì sao vùng Pleiku lại có nhiều người phong cùi như thế. Anh tôi cho biết, vì đời sống quá nghèo cực, vì thiên nhiên và khí hậu quá khắc nghiệt, vì hiếm thuốc trị bệnh. Và hơn hết, vùng Pleiku này chưa có một bệnh viện nào chịu thu nhận và điều trị người bệnh phong cả. Những ngày cuối tháng sáu năm 1994, ghé thăm Tây Nguyên và ông anh linh mục lần cuối trước khi sang Hoa Kỳ, anh tôi đã tâm sự, thổ lộ mơ ước của mình. Tôi nhớ anh nói: "Ước gì ở những nơi mà vật chất, của cải dư thừa, những người giàu lòng nhân ái nghe được những tiếng "còng chiêng" ray rứt của những người con phong cùi khốn khổ của tôị Ước gì tình người bao dung, thực thi giáo lý cao cả của Ðức Ki Tô là chia sẻ cho người anh em đói khổ của mình."
Và tôi thực sự có lỗi nếu không viết lại những điều nàỵ
Nguyễn Uy Cận
Des Moines, Iowạ
 
 
Một ước mơ cho những cuộc đời buồn
Ðặt chân đến đất Hoa Kỳ, xứ sở mà tôi sẽ bắt đầu một cuộc sống mới trong tự do và hy vọng, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Tuy thế, một nỗi buồn nhung nhớ vây kín sâu đậm tâm can. Nhớ những người thân giờ đã xa cách. Nhớ quê hương mình đã để lại phía sau, để đi tìm tự do và cơ hộị Nhưng đặc biệt hơn hết là nhớ núi rừng Tây Nguyên Pleikụ Nơi đó, những cánh rừng hoang dã, thâm u là những buôn làng người dân tộc, mà quanh năm sự đói nghèo và bệnh tật luôn đeo bám họ. Một loại bệnh tật làm con người khiếp sợ và xa lánh: bệnh phong cùị
Ở Tây nguyên, những người chẳng may mắc bệnh phong cùi, thường bị dân làng xua đuổi, né tránh vì sợ lâỵ Những con người bị gọi là "đồ cùi", "đồ hủi" đó tự quay quần lại với nhau họp thành những buôn làng thâm sâu trong rừng già giá lạnh. Họ trốn chạy trước sự ghê tởm của người đờị Họ sống lầm than và vô cùng bĩ cực. Cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, bệnh tật không có thuốc uống. Xã hội quên hẳn họ. Tình người cũng dửng dưng với họ. Họ chưa hề được hưởng ánh sáng văn minh. Ðáng thương hơn, trong chiến tranh Việt Nam, họ là những người đã hứng chịu bom rơi đạn lạc. Tất cả họ, không ai có được căn nhà để ở. Mà nhà chỉ là những "chòi" che nắng tránh mưạ Nhiều lần chúng tôi đến với họ với những phần quà bé nhỏ hay những số tiền chưa bằng hai lon biạ Nhưng cũng đủ là niềm mơ ước của những người bệnh phong ở đâỵ Cũng là con người nhưng sao số phần lại quá nghiệt ngã. Bệnh làm cho họ trở thành phế nhân hoàn toàn. Sống mũi chỉ còn trơ lại hóc mũị Vi trùng ăn mòn quanh mắt, kéo căng cơ mắt, xâm nhập vào làm lở loét da, chảy máu, ung mủ, rồi làm mất cảm giác ở các chi, dẫn đến thối thịt, rụng ngón dần dần. Những gương mặt bị biến dạng, những đôi mắt thành mù lòạ Những bàn chân cụt ngón đến không còn gọi là bàn chân, không thể xỏ được chiếc dép, chiếc giày bình thuờng được nữạ Những bàn tay giống như những cành cây cụt ngọn. Ðôi bàn tay cùi cọc. Ðôi bàn chân không ngón, không bàn, đã trở thành những chiếc cọc cắm vào mặt đất khi họ bước đị Có người không còn đi được nữa, phải bò lê lết mà tiến tớị Làm người dân tộc Tây Nguyên đã khổ. Nhưng những người mắc bệnh phong còn khổ hơn bội phần. Với đôi tay đôi chân cùi cụt, mất ngón, ngày ngày vẫn lên nương rẫy, vẫn lặn lội vào rừng tìm sống bằng những nấm hoang, củ dại và lá cây rừng. Và đã có lần tôi rưng rưng khi khám phá ra rằng họ thiếu cả muối để ăn.
Lần đầu tiên đi tìm hiểu về người phong cùi của Tây Nguyên, tôi được anh tôi, linh mục Nguyễn Vân Ðông, chánh xứ nhà thờ Ðức An, Kontum hướng dẫn và giải thích vì sao vùng Pleiku lại có nhiều người phong cùi như thế. Anh tôi cho biết, vì đời sống quá nghèo cực, vì thiên nhiên và khí hậu quá khắc nghiệt, vì hiếm thuốc trị bệnh. Và hơn hết, vùng Pleiku này chưa có một bệnh viện nào chịu thu nhận và điều trị người bệnh phong cả. Những ngày cuối tháng sáu năm 1994, ghé thăm Tây Nguyên và ông anh linh mục lần cuối trước khi sang Hoa Kỳ, anh tôi đã tâm sự, thổ lộ mơ ước của mình. Tôi nhớ anh nói: "Ước gì ở những nơi mà vật chất, của cải dư thừa, những người giàu lòng nhân ái nghe được những tiếng "còng chiêng" ray rứt của những người con phong cùi khốn khổ của tôị Ước gì tình người bao dung, thực thi giáo lý cao cả của Ðức Ki Tô là chia sẻ cho người anh em đói khổ của mình."
Và tôi thực sự có lỗi nếu không viết lại những điều nàỵ
Nguyễn Uy Cận
Des Moines, Iowạ
 
 
  |     |  In Bài  In