Thứ Năm, 05/8/2025, 19:13 Trang Nhà  |  Người & Việc  |  Dự Án  |  Liên Lạc  |  Ủng Hộ  |  Giới Thiệu Bạn
Bài Tiếp Theo   |   Trở lại trang cũ   |   In Bài   In

Tấm Lòng của Tưởng Năng Tiến đối với đồng bào Thượng
Tôi chưa bao giờ gặp Tưởng Năng Tiến. Tôi lại định cư ở Florida, mà ở đây sách báo viết bằng tiếng Việt Nam rất là ít cho nên tôi không biết gì về đời tư của ông và cũng không biết ông có phải là một nhà văn nổi tiếng hay không. Tôi hy vọng ông là một nhà văn nổi tiếng. Lý do thứ nhất là nhờ viết về ông biết đâu tôi cũng . . . được nổi tiếng theo ông. Lý do thứ hai là . . . Thôi để cái lý do thứ hai này về sau mới nói chứ nói bây giờ thì làng chỉ đọc đến đây rồi ngừng thì làm sao tôi nổi tiếng cho được. Ý da, đến đây thì tôi phải cẩn thận mới được. Biết đâu bên đó, ông quậy tùm lum, văn ông viết trong mục [Sổ tay thường dân] thì lại được một người bạn của tôi phán là hơi . . . du côn; tên tôi mà “phất” lên cạnh tên ông thì chắc cái người phiền nhất là bà già của tôị Bà luôn luôn muốn tôi là “thiếp trong song cửa”, đài cát, đoan trang, mà tôi thì cứ như “chàng ngoài chân mây”, hơi ba gai, và ăn nói ba trợn nên trong cuộc đời tôi, tôi đã làm bà phiền lòng không biết mấy tăng rồị Nhưng mà, cũng vì cái tính ba gai này, cho nên tôi rất muốn viết về ông vì lý do thứ hai sau này, và hy vọng bà già tôi có đọc được cũng không phiền chi cho lắm. Sau này, nếu ông có đọc được bài tôi viết về ông mà . . . phiền thì ông không nên dùng giọng văn . . . du côn của ông để phang tôi như phang những nhân vật “cà chớn” đã làm ông . . . rất phiền như trong mấy bài ông đã viết. Bên đó, chắc không thiếu hoa, muốn đánh tôi thì làm ơn đánh bằng . . . một cành hoa như ai đó đã khuyên nghẹ Tôi tuy ba gai, nhưng nhác đòn lắm. Ông mà đánh theo cái kiểu kia thì chắc chắn là tôi sẽ không dám múa bút nữạ
Tôi bắt gặp ông lần thứ nhất qua bài viết “Mì Quảng” trong một website, hình như là vietbaọcom. Cũng như ông, tôi sống ở Đà Lạt hơi lâu, và cũng như ông, tôi ăn mì quảng ở đó hơi nhiều, nên bài ông viết làm cho tôi vui mừng như kiểu “tha hương ngộ . . . kẻ đồng điệu” vậy (không biết chữ này tôi dùng ở đây có đúng không). Lần thứ hai, tôi lại bắt gặp ông qua bài viết “Nhà Có Hoa Anh Đào”. Bài này cũng như bài trước, làm tôi . . . rưng rưng, vì tôi có một thời làm công dân thành phố Đà Lạt nên hoa anh đào đã như khắc ghi vào tâm hồn; qua Florida này, dầu trời nắng nôi, tôi cũng ráng trồng 2 cây anh đào, chỉ là để đợi mỗi mùa đông, khi hoa nở ra ngắm cho đã mà thôị Lần thứ ba, tôi bắt gặp ông qua những bài ông viết về những . . . nhân vật “cà chớn” và những chuyện “cà chớn” do những nhân vật “cà chớn” này gây ra, lần này thì tôi bắt quả tang cái giọng văn du côn của ông, gióng lên để khệnh . . . người tạ Cái tính ba gai của tôi nổi lên, tính dùng giọng văn ba gai của tôi để viết về ông nhưng sợ bà già tôi đọc được bà sẽ . . . mần thịt tôi ngay nên tôi chưa dám rục rịch. Tôi bèn dùng copy/paste để search những bài viết khác của ông trên net. Chúa tôi, bài của ông được đăng hơi nhiều trong mục [Sổ tay thường dân] của website nsvietnam.com. Tôi bèn rinh xuống để đọc từ từ, và sau khi đọc gần hết những bài viết của ông, tôi đã bắt gặp một phần rất không du côn của ông qua những bài ông viết có dính dáng đến người Thượng, hay đồng bào thiểu số sống ở Tây Nguyên. Tôi thấy tên ông là tên Việt, chữ ông viết cũng là chữ Việt, lời lẽ ông dùng thì lại càng là lời lẽ của người Việt. Tôi đoán: “vậy thì ông chắc chắn là người Việt Nam rồi”. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông xài cái bút hiệu K’ Tien làm tôi phân vân: “hay ông cũng có chút Thượng trong máu”. Có thể lắm, bởi vì tôi chưa bắt gặp ai viết về người Thượng với một tấm lòng tha thiết như ông.
Tôi xin ghi lại những lời ông viết và những lời ông dẫn chứng về họ. Xin phép ông cho tôi chỉ ghi lại những đọan nào phù hợp với chủ trương của cái website này mà thôị
Trong bài “Chào Y Bion”:
. . . Chỗ đứng của "đồng bào" Thượng trong lòng người Kinh chưa có đáp số, đã đành; chuyện khó đành hơn là (dường như) cũng không mấy ai bận tâm xem là họ sẽ "đứng", "nằm" hay "ngồi" ra sao cả. Cứ làm như thể họ không hề hiện hữu vậy; hoặc giả, nếu có, cũng chỉ là "chuyện nhỏ thôi"!
Trong Bài “Một Chút Tình Riêng Về Miền Sơn Cước”:
. . . Trong số những người đã ra đi, mấy ai còn bận tâm đến số phận của kẻ còn ở lại - trên những bản làng heo hút - nơi chốn cũ? Nhiều lắm thiên hạ cũng chỉ "ráng" nhớ đến Huế, đến Sài Gòn, Hà Nội, Quảng Nam, Nha Trang hay Biên Hòa gì đó ... là cùng.
Vì sinh trưởng ở cao nguyên nên dù "chưa" có tình ý gì với chị em cô gái H' Na, đôi lúc, tôi cũng thoáng bâng khuâng khi chợt nhớ đến những cô gái Tây Nguyên? Không biết chuyện đời sống, chồng con, nhan sắc của "cố nhân" giờ ra sao há ?
" Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng và bệnh tật ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên sơn, Gia Lai - Kômtum, Ðắc Lắc, Lâm Ðồng và Sông Bé thì vô cùng báo động, nhất là các trẻ em sắc tộc miền núị Riêng tại tỉnh Ðắc Lắc, hơn 54% trẻ em bị suy dinh dưỡng, trong đó 32% suy dinh dưỡng nặng. Trẻ em các sắc tộc thiểu số cao nguyên miền Bắc thỉnh thoảng có nhận đồ cứu trợ từ chính quyền nhưng phần lớn nặng về phô trương hơn là cụ thể (…). Khi hết lương thực, các em nhỏ sắc tộc phải cùng cha mẹ đào củ rừng mà ăn cầm đói, phần lớn không sống hết tuổi vị thành niên vì thiếu ăn và bệnh tật. Nhiều bộ lạc đang có nguy cơ diệt chủng nếu tình trạng thiếu đói cứ kéo dài, tương lai của họ rất bấp bênh. (Nguyễn Văn Huy, "Nhân Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi: Viết Về Trẻ Em Bất Hạnh", Thông Luận số tháng 8 năm 94).
Và đây là báo cáo mới nhất về đời sống của những người dân sơn cước ở Việt Nam, từ một người ngoại quốc :"Lợi tức bình quân của một người Thượng là 150 Francs (23 USD) một năm, trong khi đó giá một kí lô gạo là 1,5 Franc (à). Hiếm thấy một người thượng nào mà không mắc những chứng bệnh nhiệt đới: sốt rét, ho lao, hay phong cùị Cũng hiếm thấy trẻ em Thượng nào đến trường học. Nạn mù chữ chiếm 80 % dân số Thượng trong khi tỉ lệ mù chữ trên toàn quốc là 15% (Michel Tauriac, "C'es Mois cúon assassine," Paris Match, 17-Feb. 2000).
Riêng trong lãnh vực giáo dục, báo Nhân Dân (số ra ngày 9 tháng 12 năm 2000) đã tổng kết và ghi lại vài dữ kiện vô cùng thê thảm - về số lượng học sinh dân tộc thiểu số được tuyển chọn vào đại học trong năm :" Các dân tộc Ba Na, Cà Dong, Chu Ru, Cà Tu, Hà Nhì, Xê Ðăng, Thổ Chỉ có từ hai đến ba học sinh đạt tiêu chuẩn. Ðáng chú ý, mỗi dân tộc: Cơ Lao, Xtiêng, Giáy, Cơ-ho, Lào, La Chí chỉ có một học sinh đủ tiêu chuẩn cử tuyển vào học các trường đại học, cao đẳng."
Trong bài “Tiếng Nấc Của Rừng”:
Ông rất phiền khi đọc bài của một vài tác giả, sau khi đi thăm Việt Nam về, đã nhắc lại nhiều nơi, nhiều người, nhiều thứ, nhưng đã quên nhắc lại “vài…triệu người dân ở miền cao”.
Ông viết:
Tôi không nghe bất cứ ai nhắc đến họ và có lẽ cũng chả ai bận tâm về sự thiếu vắng này
Và ông nhắc nhở:
Mà họ cũng là người Việt, cũng "vui buồn", cũng có "nỗi niềm" và "tâm sự" chớ bộ? Tại sao như thế nhỉ ? Vì "xa mặt" nên "cách lòng" chăng? Mà theo Encarta (http://encartạmsn.com/)thì có đến năm mươi sắc dân miền núi khác nhau, với ngôn ngữ và phong tục dị biệt, chiếm đến một phần bẩy dân số Việt Nam chứ đâu có ít. Không lẽ gần một chục triệu nguời sơn cước đó không bao giờ bước xuống miền suôỉ Họ làm gì mà cứ ở miết nơi những bản làng heo hút đó kìả Bộ trên núi "vui" dữ vậy saỏ
Ông còn viết rất nhiều bài để binh vực người Thượng, và để kêu gọi người đọc quan tâm cho sự sống còn của họ. Mấy bài đó ông ký bút hiệu là K’ Tien, tôi để làng vào thẳng mấy cái website kia để đọc. Website này là HuongVeTayNguyen.org chỉ dùng để kêu gọi làng đóng góp để giúp đỡ cho đồng bào Thượng nghèo và bị bệnh cùi nên tôi không dám . . . phạm thượng.
Tôi không biết lời kêu gọi của ông vang đi bao xa và vọng về bao nhiêu, cho nên tôi hân hạnh mang tên ông vào website http://www.HuongVeTayNguyen.org; đây là website do những người cũng có một tấm lòng tha thiết đối với người Thượng ở Tây Nguyên như ông. Tôi hy vọng lời kêu gọi của ông sẽ không bị rơi vào khoảng không mà sẽ được tiếp tục vang xa và vọng về bởi các bạn đọc và cảm tình viên của website nàỵ
Đó chính là lý do thứ hai tôi muốn viết về Tưởng Năng Tiến.
 
Lâm Tuyết Nhung
Tháng 3 năm 2004
 
 
Tấm Lòng của Tưởng Năng Tiến đối với đồng bào Thượng
Tôi chưa bao giờ gặp Tưởng Năng Tiến. Tôi lại định cư ở Florida, mà ở đây sách báo viết bằng tiếng Việt Nam rất là ít cho nên tôi không biết gì về đời tư của ông và cũng không biết ông có phải là một nhà văn nổi tiếng hay không. Tôi hy vọng ông là một nhà văn nổi tiếng. Lý do thứ nhất là nhờ viết về ông biết đâu tôi cũng . . . được nổi tiếng theo ông. Lý do thứ hai là . . . Thôi để cái lý do thứ hai này về sau mới nói chứ nói bây giờ thì làng chỉ đọc đến đây rồi ngừng thì làm sao tôi nổi tiếng cho được. Ý da, đến đây thì tôi phải cẩn thận mới được. Biết đâu bên đó, ông quậy tùm lum, văn ông viết trong mục [Sổ tay thường dân] thì lại được một người bạn của tôi phán là hơi . . . du côn; tên tôi mà “phất” lên cạnh tên ông thì chắc cái người phiền nhất là bà già của tôị Bà luôn luôn muốn tôi là “thiếp trong song cửa”, đài cát, đoan trang, mà tôi thì cứ như “chàng ngoài chân mây”, hơi ba gai, và ăn nói ba trợn nên trong cuộc đời tôi, tôi đã làm bà phiền lòng không biết mấy tăng rồị Nhưng mà, cũng vì cái tính ba gai này, cho nên tôi rất muốn viết về ông vì lý do thứ hai sau này, và hy vọng bà già tôi có đọc được cũng không phiền chi cho lắm. Sau này, nếu ông có đọc được bài tôi viết về ông mà . . . phiền thì ông không nên dùng giọng văn . . . du côn của ông để phang tôi như phang những nhân vật “cà chớn” đã làm ông . . . rất phiền như trong mấy bài ông đã viết. Bên đó, chắc không thiếu hoa, muốn đánh tôi thì làm ơn đánh bằng . . . một cành hoa như ai đó đã khuyên nghẹ Tôi tuy ba gai, nhưng nhác đòn lắm. Ông mà đánh theo cái kiểu kia thì chắc chắn là tôi sẽ không dám múa bút nữạ
Tôi bắt gặp ông lần thứ nhất qua bài viết “Mì Quảng” trong một website, hình như là vietbaọcom. Cũng như ông, tôi sống ở Đà Lạt hơi lâu, và cũng như ông, tôi ăn mì quảng ở đó hơi nhiều, nên bài ông viết làm cho tôi vui mừng như kiểu “tha hương ngộ . . . kẻ đồng điệu” vậy (không biết chữ này tôi dùng ở đây có đúng không). Lần thứ hai, tôi lại bắt gặp ông qua bài viết “Nhà Có Hoa Anh Đào”. Bài này cũng như bài trước, làm tôi . . . rưng rưng, vì tôi có một thời làm công dân thành phố Đà Lạt nên hoa anh đào đã như khắc ghi vào tâm hồn; qua Florida này, dầu trời nắng nôi, tôi cũng ráng trồng 2 cây anh đào, chỉ là để đợi mỗi mùa đông, khi hoa nở ra ngắm cho đã mà thôị Lần thứ ba, tôi bắt gặp ông qua những bài ông viết về những . . . nhân vật “cà chớn” và những chuyện “cà chớn” do những nhân vật “cà chớn” này gây ra, lần này thì tôi bắt quả tang cái giọng văn du côn của ông, gióng lên để khệnh . . . người tạ Cái tính ba gai của tôi nổi lên, tính dùng giọng văn ba gai của tôi để viết về ông nhưng sợ bà già tôi đọc được bà sẽ . . . mần thịt tôi ngay nên tôi chưa dám rục rịch. Tôi bèn dùng copy/paste để search những bài viết khác của ông trên net. Chúa tôi, bài của ông được đăng hơi nhiều trong mục [Sổ tay thường dân] của website nsvietnam.com. Tôi bèn rinh xuống để đọc từ từ, và sau khi đọc gần hết những bài viết của ông, tôi đã bắt gặp một phần rất không du côn của ông qua những bài ông viết có dính dáng đến người Thượng, hay đồng bào thiểu số sống ở Tây Nguyên. Tôi thấy tên ông là tên Việt, chữ ông viết cũng là chữ Việt, lời lẽ ông dùng thì lại càng là lời lẽ của người Việt. Tôi đoán: “vậy thì ông chắc chắn là người Việt Nam rồi”. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông xài cái bút hiệu K’ Tien làm tôi phân vân: “hay ông cũng có chút Thượng trong máu”. Có thể lắm, bởi vì tôi chưa bắt gặp ai viết về người Thượng với một tấm lòng tha thiết như ông.
Tôi xin ghi lại những lời ông viết và những lời ông dẫn chứng về họ. Xin phép ông cho tôi chỉ ghi lại những đọan nào phù hợp với chủ trương của cái website này mà thôị
Trong bài “Chào Y Bion”:
. . . Chỗ đứng của "đồng bào" Thượng trong lòng người Kinh chưa có đáp số, đã đành; chuyện khó đành hơn là (dường như) cũng không mấy ai bận tâm xem là họ sẽ "đứng", "nằm" hay "ngồi" ra sao cả. Cứ làm như thể họ không hề hiện hữu vậy; hoặc giả, nếu có, cũng chỉ là "chuyện nhỏ thôi"!
Trong Bài “Một Chút Tình Riêng Về Miền Sơn Cước”:
. . . Trong số những người đã ra đi, mấy ai còn bận tâm đến số phận của kẻ còn ở lại - trên những bản làng heo hút - nơi chốn cũ? Nhiều lắm thiên hạ cũng chỉ "ráng" nhớ đến Huế, đến Sài Gòn, Hà Nội, Quảng Nam, Nha Trang hay Biên Hòa gì đó ... là cùng.
Vì sinh trưởng ở cao nguyên nên dù "chưa" có tình ý gì với chị em cô gái H' Na, đôi lúc, tôi cũng thoáng bâng khuâng khi chợt nhớ đến những cô gái Tây Nguyên? Không biết chuyện đời sống, chồng con, nhan sắc của "cố nhân" giờ ra sao há ?
" Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng và bệnh tật ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên sơn, Gia Lai - Kômtum, Ðắc Lắc, Lâm Ðồng và Sông Bé thì vô cùng báo động, nhất là các trẻ em sắc tộc miền núị Riêng tại tỉnh Ðắc Lắc, hơn 54% trẻ em bị suy dinh dưỡng, trong đó 32% suy dinh dưỡng nặng. Trẻ em các sắc tộc thiểu số cao nguyên miền Bắc thỉnh thoảng có nhận đồ cứu trợ từ chính quyền nhưng phần lớn nặng về phô trương hơn là cụ thể (…). Khi hết lương thực, các em nhỏ sắc tộc phải cùng cha mẹ đào củ rừng mà ăn cầm đói, phần lớn không sống hết tuổi vị thành niên vì thiếu ăn và bệnh tật. Nhiều bộ lạc đang có nguy cơ diệt chủng nếu tình trạng thiếu đói cứ kéo dài, tương lai của họ rất bấp bênh. (Nguyễn Văn Huy, "Nhân Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi: Viết Về Trẻ Em Bất Hạnh", Thông Luận số tháng 8 năm 94).
Và đây là báo cáo mới nhất về đời sống của những người dân sơn cước ở Việt Nam, từ một người ngoại quốc :"Lợi tức bình quân của một người Thượng là 150 Francs (23 USD) một năm, trong khi đó giá một kí lô gạo là 1,5 Franc (à). Hiếm thấy một người thượng nào mà không mắc những chứng bệnh nhiệt đới: sốt rét, ho lao, hay phong cùị Cũng hiếm thấy trẻ em Thượng nào đến trường học. Nạn mù chữ chiếm 80 % dân số Thượng trong khi tỉ lệ mù chữ trên toàn quốc là 15% (Michel Tauriac, "C'es Mois cúon assassine," Paris Match, 17-Feb. 2000).
Riêng trong lãnh vực giáo dục, báo Nhân Dân (số ra ngày 9 tháng 12 năm 2000) đã tổng kết và ghi lại vài dữ kiện vô cùng thê thảm - về số lượng học sinh dân tộc thiểu số được tuyển chọn vào đại học trong năm :" Các dân tộc Ba Na, Cà Dong, Chu Ru, Cà Tu, Hà Nhì, Xê Ðăng, Thổ Chỉ có từ hai đến ba học sinh đạt tiêu chuẩn. Ðáng chú ý, mỗi dân tộc: Cơ Lao, Xtiêng, Giáy, Cơ-ho, Lào, La Chí chỉ có một học sinh đủ tiêu chuẩn cử tuyển vào học các trường đại học, cao đẳng."
Trong bài “Tiếng Nấc Của Rừng”:
Ông rất phiền khi đọc bài của một vài tác giả, sau khi đi thăm Việt Nam về, đã nhắc lại nhiều nơi, nhiều người, nhiều thứ, nhưng đã quên nhắc lại “vài…triệu người dân ở miền cao”.
Ông viết:
Tôi không nghe bất cứ ai nhắc đến họ và có lẽ cũng chả ai bận tâm về sự thiếu vắng này
Và ông nhắc nhở:
Mà họ cũng là người Việt, cũng "vui buồn", cũng có "nỗi niềm" và "tâm sự" chớ bộ? Tại sao như thế nhỉ ? Vì "xa mặt" nên "cách lòng" chăng? Mà theo Encarta (http://encartạmsn.com/)thì có đến năm mươi sắc dân miền núi khác nhau, với ngôn ngữ và phong tục dị biệt, chiếm đến một phần bẩy dân số Việt Nam chứ đâu có ít. Không lẽ gần một chục triệu nguời sơn cước đó không bao giờ bước xuống miền suôỉ Họ làm gì mà cứ ở miết nơi những bản làng heo hút đó kìả Bộ trên núi "vui" dữ vậy saỏ
Ông còn viết rất nhiều bài để binh vực người Thượng, và để kêu gọi người đọc quan tâm cho sự sống còn của họ. Mấy bài đó ông ký bút hiệu là K’ Tien, tôi để làng vào thẳng mấy cái website kia để đọc. Website này là HuongVeTayNguyen.org chỉ dùng để kêu gọi làng đóng góp để giúp đỡ cho đồng bào Thượng nghèo và bị bệnh cùi nên tôi không dám . . . phạm thượng.
Tôi không biết lời kêu gọi của ông vang đi bao xa và vọng về bao nhiêu, cho nên tôi hân hạnh mang tên ông vào website http://www.HuongVeTayNguyen.org; đây là website do những người cũng có một tấm lòng tha thiết đối với người Thượng ở Tây Nguyên như ông. Tôi hy vọng lời kêu gọi của ông sẽ không bị rơi vào khoảng không mà sẽ được tiếp tục vang xa và vọng về bởi các bạn đọc và cảm tình viên của website nàỵ
Đó chính là lý do thứ hai tôi muốn viết về Tưởng Năng Tiến.
 
Lâm Tuyết Nhung
Tháng 3 năm 2004
 
 
Bài Tiếp Theo   |   Trở lại trang cũ   |  In Bài  In