Chủ nhật, 05/18/2025, 17:37 Trang Nhà  |  Người & Việc  |  Dự Án  |  Liên Lạc  |  Ủng Hộ  |  Giới Thiệu Bạn
Bài Tiếp Theo   |   Trở lại trang cũ   |   In Bài   In

Thuốc men hay tình thương chữa lành bệnh phong?
Bài trao đổi với Linh Mục Nguyễn Vân Đông, đặc trách phục vụ bệnh nhân phong cũa Giáo Phận Kontum. Trích tuần báo Công giáo và Dân tộc- Tháng Hai, 2002.
Điều gì đã đưa Cha đến với người bệnh?
LM NVĐông: Chính anh chị em bệnh phong đã đưa tôi đến với họ. Thú thật từ đầu, tôi không quan tâm đến số anh chị em nàỵ Tôi chỉ yên ổn lo công tác phục vụ tại xứ đạo của mình. Rồi một ngày một số người bệnh phong đến gặp tôi tại giáo xứ. Tôi thấy họ tội nghiệp và nghèo khổ, thế thôị Và họ mời tôi đến thăm họ đang ở chung với nhau trong một làng trên núị Tôi cũng đi, như đi thăm những người nghèo khác mà không biết chuyến đi đưa đời tôi đến một khúc quanh lớn.
Chắc Cha còn nhớ rõ khúc quanh đó?
LM NVĐông: Vì là đi thăm người nghèo, nên như các lần khác, chúng tôi quyên góp một ít quà cho họ. Đó là một làng cách Pleiku 15 km. Dân làng mừng rỡ chạy ra đón khi thấy tôi dẫn đầu đoàn đến thăm. Tôi quay lại định giới thiệu đoàn thì thấy những người đi với tôi đã dừng lại khá xa phía sau họ sợ! Và tôi cũng thấy trong ánh mắt anh chị em bệnh phong hình như cũng mất đi niềm vuị Sau chuyến đi ấy, với những gì thấy được về đời sống cơ cực, bị xa lánh của anh chị em bệnh phong người dân tộc, tôi nghĩ tôi không còn có thể chỉ biết làm lễ trong nhà thờ, chỉ lo lắng những vấn đề của giáo xứ. Đó là năm 1987.
Như thế là đã 15 năm...
LM NVĐông: Vâng, 15 năm ấy, biết bao nhiêu tình (cười). Bây giờ, chúng tôi là một nhóm gồm 18 nữ tu thuộc 5 dòng và khoảng 15 giáo dân trong đó có một số anh em là người dân tộc. Dĩ nhiên cũng còn có nhiều người khác, thuộc các tôn giáo khác tiếp tay với chúng tôi trong việc chăm lo cho khoảng 2,100 anh chị em bệnh phong người dân tộc sống rải rác khắp các vùng thuộc địa phận Kontum. Và từ năm 1995, khi tôi trình bày tình hình bệnh phong trong địa phận cũng như các hoạt động của tôi, thì Đức Cha giáo phận Kontum cũng đã cử tôi làm người đứng đầu trong công tác lo cho người phong.
Theo kinh nghiệm của Cha, điều khó nhất trong công tác điều trị phong cho người dân tộc là gì?
LM NVĐông: Như các bạn biết, đối với người dân tộc, một người bị bệnh phong là dấu chỉ bị Giàng phạt, đó họ bị loại ra khỏi làng, bị cắt đứt tất cả mọi liên lạc với cộng đồng, và sống cô độc ở một nơi hẻo lánh do làng chỉ định. Họ đi và thường thì mang cả gia đình theọ Cứ thế dần dần hình thành nên những làng phong ở trong rừng, trong núị Chính vì có quan niệm và biện pháp như thế nên người bị mắc bệnh thường cố giấu để khỏi bị loại ra khỏi làng. Họ không được chửa trị, từ đó bệnh nặng thêm và nguy cơ lây lan caọ
Đó là chuyện của trước đây đấy chứ?
LM NVĐông: Không, đó vẫn là chuyện của ngày hôm naỵ Bởi vì đó là phong tục tập quán, thậm chí là tín ngưỡng của bà con dân tộc. Cũng có cả những cán bộ xã là người dân tộc mà cũng quan niệm như thế. Lúc đầu nhóm của chúng tôi cũng cố gắng hết sức để cùng với các cán bộ y tế thuyết phục bà con rằng bệnh phong cũng chỉ là một thứ bệnh chứ không phải do Giàng hay thần thánh nào phạt, và có thể chữa được như các thứ bệnh khác, nhưng bà con không tin và đến nay thành kiến ấy hầu như chưa thay đổi được bao nhiêụ Không chỉ ở đồng bào dân tộc mà ngay nơi đồng bào Kinh, dù hiểu biết rộng hơn, nhưng thành kiến cũng không phải đã hết.
Xin trở lại với công việc của Cha, cụ thể trong 15 năm qua, Cha và nhóm của Cha đã làm những gì?
LM NVĐông: Chúng tôi làm nhiều thứ lắm, gặp đâu làm đó, có đến đâu làm đến đó, riết rồi cũng không biết mình đã làm được những gì. Điều đáng mừng là Đức Cha giáo phận Kontum rất quan tâm đến công tác này nên hổ trợ anh em chúng tôi rất nhiềụ Hằng năm, ngài đều ra một bức thư chung kêu gọi trong toàn địa phận đóng góp tiền của để lo cho anh em bệnh nhân phong người dân tộc. Và cũng không thể không nói đến nhưng hổ trợ của Hội bạn người phong và rất nhiều ân nhân xa gần, trong cũng như ngoài nước, có đạo cũng như không có đạọ
Nhưng trong những việc Cha đã làm, đâu là mục tiêu chính?
LM NVĐông: Như tôi đã nói, do quan niệm của bà con dân tộc, đã hình thành nên những làng phong quy tụ những người bệnh phong sống chung với nhau, có làng chỉ có hai, ba gia đình có từ 10 đến 15 gia đình. Ở đây tôi xin nói rõ là trong tổng số 2,100 người bệnh phong nói tới trên kia, 90% là đã được chữa lành, chỉ có khoảng 10% là mới phát. Tôi nói khoảng 10% bởi vì tôi biết có những trường hợp tuy cũng bị cụt chân nhưng không phải do bệnh, mà do “tao đi làm cỏ, bị thằng bạn lỡ tay phạt dao vào chân”. Biết thế, nhưng chúng tôi cũng giúp đở.
Những người đã lành bệnh có thể trở về sống chung với cộng đồng cũ không?
LM NVĐông: Những người đã được chữa lành này cũng không được làng cho trở về hội nhập với cộng đồng và ngay bản thân người lành cũng không muốn trở về vì họ đã quen và có thể cảm thông với nhau hơn. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã có 3 chương trình chính đễ giúp các làng này, 3 chương trình rất đơn sơ: ăn, ở và nước. Cụ thể với những người mới phát bệnh, chúng tôi giúp họ lương thực. Bởi để uống thuốc trị phong có hiệu quả thì bên cạnh những điều kiện như phải uống đều, đủ liều lượng...còn phải được ăn no để có sức đề kháng và không bị thuốc hành. Có nhiều trường hợp vì không được ăn no, bị thuốc hành, thế là bà con đem nhét thuốc vào mái tranh nhà và bệnh ngày càng nặng.
Xin xem hình Người đã lành
Còn đối với những người đã lành, chúng tôi tìm cách giúp họ có công ăn việc làm, ai biết nghề gì, chúng tôi giúp họ nghề đó. Như thợ rèn, đan gùi, đan giỏ... và bảo đảm bao tiêu cho họ. Những người khác thì tổ chức cho họ trồng hoa màu, trồng cà phê, kể cả trồng lúa nếu chúng tôi mua được đất. Hoặc là chăn bò, tôi thấy bà con rất thích chăn bò, có lẽ do yếu tố tâm lý: nhìn thấy con bò lớn dần lên rồi đẻ ra “đứa bò con”. Chúng tôi cũng có chương tình giúp họ xây nhà bởi vì khi bị loại ra khỏi làng, họ được làng cất cho một căn nhà bằng cây, lá, nền đất, chỉ xử dụng được hai, ba năm. Trong năm vừa qua, chúng tôi đã xây được 60 căn nhà cho bà con, mổi căn có diện tích 4mx5m...mái tôn , vách ván (hoặc tôn), nền xi măng hay sàn gổ, và trang bị cho mỗi nhà hai cái giường, trị giá mỗi căn từ 5 đến 7 triệu đồng tùy theo gia đình đông hay ít ngườị Và khi hình thành những cụm dân cư, những làng phong này thì chúng tôi cũng phải giúp họ có nước sạch để sinh hoạt cũng như để tưới cây, làm vườn. Trong chương trình nước sạch, vì thường các làng này sống trên các vùng cao, nên chúng, tôi phải quan tâm đừng để bà con tắm giặt, gây ô nhiễm nguồn nước đầu nguồn. Để giải quyết, chúng tôi dùng ống nhựa dẫn nước dầu nguồn về chứa trong những hồ xi măng lớn cho bà con dùng, có hệ thống thoát nước tử tế. Tạo được một cuộc sống vệ sinh cũng là phương cách hữu hiệu để tránh lây lan hay tái phát bệnh phong.
Theo Cha, chính thuốc men hay tình thương đã chữa lành bệnh phong?
LM NVĐông: Không phải tôi không tin vào sự hữu hiệu của thuốc, nhưng tôi nghĩ cần phải có hai yếu tố này thì việc chửa bệnh mới hiệu quả. Bởi phải chữa cho họ không chỉ bệnh phong mà còn bệnh mặc cảm, bệnh đói nghèo, bệnh thiếu điều kiện vệ sinh...Có như thế họ mới có điều kiện thuận lợi để chửa bệnh phong. Mà những thứ bệnh kia thì chỉ có thể chữa bằng tình thương.
Xin lỗi Cha, có thể cho biết năm nay cha bao nhiêu tuổỉ
LM NVĐông: Tôi đã 62 tuổị
Có khi nào Cha sợ mình sẽ bị lây bệnh?
Xin xem hình Bệnh nhân phong
LM NVĐông: Có chứ, tới bây giờ vẫn còn sợ nữa mỗi khi đi thăm bà con về, hay đưa anh em bệnh phong đi bệnh viện, tôi cũng lo rửa tay, rửa chân, tắm giặt dữ lắm. Nhưng thông thường, nếu bây giờ mà tôi chưa mắc bệnh, thì ở tuổi này, tôi không lo lắng gì mấy nữạ Thời gian ủ bệnh phải từ 10 đến 15 năm. Đến lúc đó mà có mắc bệnh thì chắc cũng...được rồị
Cha có nghĩ mình sẽ gắn bó mãi với người phong?
LM NVĐông: Không ai lại đi bỏ hạnh phúc của mình. Anh em bệnh nhân phong người dân tộc đã cho tôi hạnh phúc. Tôi nhớ có lần đến thăm một em bé bệnh phong mà còn bại liệt, nằm một chổ. Thấy tôi, em reo lên sung sướng, còn tôi thì ứa nước măùt vì thấy được niềm hạnh phúc nơi con người mà mình cho là bất hạnh.
Qua cuôc trao đổi này,Cha có muốn nói gì thêm?
LM NVĐông: Tự bản thân tôi, chắc tôi không làm được gì nhiềụ Những gì tôi đã và sẽ làm được, đó là nhờ sự tiếp tay rộng lượng của nhiều người, ở nhiều nơi, thuộc đủ mọi thành phần. Tôi chỉ như một công cụ để nối kết tấm lòng của các ân nhân với những số phận đau khỗ của anh em bệnh phong người dân tộc. Trong quá trình hoạt động, tôi nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người không cho biết tên, biết địa chỉ. Do đó tôi không biết cách nào để nói lời cám ơn...
Băng Tâm thực hiện
 
 
Bài Tiếp Theo   |   Trở lại trang cũ   |  In Bài  In