|
|
|
|
|
Giới Thiệu
Cảm Tạ
Ân Nhân
Chớm Đông - 2010
Vào Thu - 2009
Đêm Tình Thu 2008
Slideshow
Tây Nguyên 2007
ĐNH Tình Thương 2007
Sinh Hoạt
Hình Ảnh
Tâm Bút
Nghệ Thuật
Trang Thơ
Tường Trình
Thư Viện
Bản Tin
|
|
Chút tình cho phố núi
“Phố núi cao, phố núi đầy sương...”
Nghe câu hát quen thuộc này, có bạn sẽ nghĩ ngay đến Pleiku, nơi ông Vũ Hữu Định từng “đi lên”, “đi xuống” vài bận là hết chổ đị Đi hết chỗ, người thi sĩ đang yêu như ông gọi đó là “phố tình thân”. Suy ra, người không có ai, kẻ không phải là thi sĩ như tôi, chắc chán đời có thể tự tử được khi đến thăm thành phố nàỵ Phố gì mà đi dăm ba phút là hết chổ đi!
Bạn ơi, vậy mà nơi đây, tôi biết có một người cả đời miệt mài với niềm đau tủi của tha nhân, khó có bao giờ để ý gì được núi mấy cao, sương mấy mù. Trong trái tim người ấy, cái cô đơn của giá lạnh vì đói, cơn đau đớn của căn bệnh phong khiếp đảm, thối tha đã chiếm hết chỗ dành cho bao nhiêu thi vị trong cuộc đờị
Khi tôi gặp Cha Nguyễn Vân Đông tại Santa Ana, CẠ cuối hè 2002, qua những gì đã nghe, về những gì Cha làm cho người cùi bất hạnh, cho những thai nhi bị vứt bỏ vội vàng... tôi đã nhìn lâu vào đôi mắt rất có hồn, nụ cười lúc nào cũng chờ sẵn trên môị Tôi đã lắng nghe những lời nói chân chất mà sâu xa, tế nhị, nên tôi thầm nói trong lòng “may mà có Cha”...Thật thế, không thì những kiếp người bất hạnh sẽ chôn vùi trong phố núi xa lắc, xa lơ kia, mấy ai buồn nghĩ tớị..Và chúng tôi đây, chẳng bao giờ biết về những mảnh đời “hiu quạnh” quanh năm kia để hôm nay nói với bạn về nỗi lòng “quạnh hiu” bên ấỵ..nơi mà thế giới bên ngoài còn gọi là “the leper colony”.
Nói rằng bên ấy “quạnh hiu” thì thật khó diễn tả đủ cái lầm than của những người bệnh phong cùi mà Cha Đông cùng nhiều nữ tu có lòng bác ái đang lo chăm sóc. Khi tôi nhớ đến câu chuyện “nồi cơm chuột” mà Cha Đông có lần kể, tôi vẫn còn rùng mình khiếp đảm và tin rằng cuộc đời của con người bất hạnh phố núi Tây nguyên quá bi đát, cùng cực hơn nhiều chỗ nghèo cực, đáng thương trên thế giới nàỵ Cha Đông đã tâm sự rằng một bửa vào rừng thăm nhà một người bệnh cùị Chỉ độc có một người trong cái nhà chòi tối om và vắng lặng ngồi trong một góc xó. Cha đến gần, hỏi sao coi buồn thế...Người kia run rẩy trả lời “hết gạo bảy ngày rồi, đói quá đi” rồi đưa đôi mắt buồn nhìn về bếp lửạ Cha Đông tiến tới bếp lửa coi nồi đang nấu gì vì Cha thấy khói bốc và nồi không đậy nắp. Nhìn vào nồi, Cha giật người lại sau, sặc sụa đến muốn óị làm điếu thuốc trên môi đang hút, rớt xuống đất. Cha đã ói lên và không dằn được cơn ho sặc khi nhìn thấy một con chuột còn nguyên lông đang bị nấu trong nồi với nước.
Cha Đông rất thích hút thuốc. Các người quen đi xa về thường mang biếu Cha vài bao thuốc lá. Những lần đi vào thăm làng phong cùi, Cha hay chia sẻ, đốt vài ba điếu cùng ít người làng hút cho dòn câu chuyện. Đó là những hạnh phúc, đơn sơ vậy thôi nhưng rất to lớn với khách lẫn chủ ở vùng phố núi mà mây mưa quanh năm giăng phủ bầu trờị Ðiếu thuốc trở nên nồng ấm, thân tình hơn. Nhưng từ ngày ấy, lòng quặn thắt khi thấy người dân cùi mình thiếu thốn cơm gạo đến nỗi bỏ chuột vào nồi nấu ăn như vậy, Cha Đông bỏ hút thuốc lá. Cha đã tự nguyện hy sinh một thói quen cố hữu để xin cho mình được kiên trì, dốc tâm lo cho người phong cùi từ đó. Và cũng từ dạo đó, cha bắt đầu đi tìm sự giúp đỡ, lập nhiều dự án giúp người cùi, cố gắng giáo dục, nâng cao mức sống của họ, biết sống vệ sinh để đỡ đau ốm, bệnh hoạn hơn. Đường còn thăm thẳm khi "cái khó bó cái khôn”. Người Thượng không có học, không biết đếm nên mua hàng không cần đếm tiền thối lại, cứ nhất định thắc mắc “sao đau cái đầu, mà chích cái đít?” và cứ đẻ vì “chết con này, còn con khác mà nuôi chớ” như lời Cha Đông vừa kể, vừa “cười ra nước mắt!”
Bạn ơi, trong mùa Chay, mùa thương khó, tôi thiết tha xin bạn hy sinh dăm bao thuốc lá, một buổi cơm tiệm, để gởi về cho những người Cùi bất hạnh vài tấm nylon che mưa lạnh, một bửa cơm trắng có chút cá khô hay với tô canh rau muốị Như chị Lâm Tuyết Nhung, đồng môn của tôi, đã nhìn tận mắt trong chuyến về thăm Cao nguyên đầu năm nay, nhiều nữ tu trẻ, đã hy sinh cả một đời thanh xuân, để lo dạy dỗ, nuôi nấng những con người cùi, các em khuyết tật giữa một nơi chốn không có chỗ đi, nhưng chẳng thiếu những mảnh đời “hiu quạnh”, “le lói” như ngọn đèn dầu chực tắt. Anh Phan Bá Phi khi kêu gọi bạn bè chúng tôi tiếp tay, cổ động việc gây quỹ trong mùa Chay này, thông báo rằng số tiền ân nhân cho sẽ gởi trọn về, vì không tốn chi phí điều hành nào cả.
Người phố núi lúc nào cũng đói lạnh. Chuyển về chút tình người, phố núi Tây nguyên nhớ ơn bạn mãi, chúng tôi mang ơn bạn mãi và xin Ơn Trên chúc lành cho bạn mãi mãị
Bùi Anh Thơ
Cựu SV VĐH Đà Lạt
Chút tình cho phố núi
“Phố núi cao, phố núi đầy sương...”
Nghe câu hát quen thuộc này, có bạn sẽ nghĩ ngay đến Pleiku, nơi ông Vũ Hữu Định từng “đi lên”, “đi xuống” vài bận là hết chổ đị Đi hết chỗ, người thi sĩ đang yêu như ông gọi đó là “phố tình thân”. Suy ra, người không có ai, kẻ không phải là thi sĩ như tôi, chắc chán đời có thể tự tử được khi đến thăm thành phố nàỵ Phố gì mà đi dăm ba phút là hết chổ đi!
Bạn ơi, vậy mà nơi đây, tôi biết có một người cả đời miệt mài với niềm đau tủi của tha nhân, khó có bao giờ để ý gì được núi mấy cao, sương mấy mù. Trong trái tim người ấy, cái cô đơn của giá lạnh vì đói, cơn đau đớn của căn bệnh phong khiếp đảm, thối tha đã chiếm hết chỗ dành cho bao nhiêu thi vị trong cuộc đờị
Khi tôi gặp Cha Nguyễn Vân Đông tại Santa Ana, CẠ cuối hè 2002, qua những gì đã nghe, về những gì Cha làm cho người cùi bất hạnh, cho những thai nhi bị vứt bỏ vội vàng... tôi đã nhìn lâu vào đôi mắt rất có hồn, nụ cười lúc nào cũng chờ sẵn trên môị Tôi đã lắng nghe những lời nói chân chất mà sâu xa, tế nhị, nên tôi thầm nói trong lòng “may mà có Cha”...Thật thế, không thì những kiếp người bất hạnh sẽ chôn vùi trong phố núi xa lắc, xa lơ kia, mấy ai buồn nghĩ tớị..Và chúng tôi đây, chẳng bao giờ biết về những mảnh đời “hiu quạnh” quanh năm kia để hôm nay nói với bạn về nỗi lòng “quạnh hiu” bên ấỵ..nơi mà thế giới bên ngoài còn gọi là “the leper colony”.
Nói rằng bên ấy “quạnh hiu” thì thật khó diễn tả đủ cái lầm than của những người bệnh phong cùi mà Cha Đông cùng nhiều nữ tu có lòng bác ái đang lo chăm sóc. Khi tôi nhớ đến câu chuyện “nồi cơm chuột” mà Cha Đông có lần kể, tôi vẫn còn rùng mình khiếp đảm và tin rằng cuộc đời của con người bất hạnh phố núi Tây nguyên quá bi đát, cùng cực hơn nhiều chỗ nghèo cực, đáng thương trên thế giới nàỵ Cha Đông đã tâm sự rằng một bửa vào rừng thăm nhà một người bệnh cùị Chỉ độc có một người trong cái nhà chòi tối om và vắng lặng ngồi trong một góc xó. Cha đến gần, hỏi sao coi buồn thế...Người kia run rẩy trả lời “hết gạo bảy ngày rồi, đói quá đi” rồi đưa đôi mắt buồn nhìn về bếp lửạ Cha Đông tiến tới bếp lửa coi nồi đang nấu gì vì Cha thấy khói bốc và nồi không đậy nắp. Nhìn vào nồi, Cha giật người lại sau, sặc sụa đến muốn óị làm điếu thuốc trên môi đang hút, rớt xuống đất. Cha đã ói lên và không dằn được cơn ho sặc khi nhìn thấy một con chuột còn nguyên lông đang bị nấu trong nồi với nước.
Cha Đông rất thích hút thuốc. Các người quen đi xa về thường mang biếu Cha vài bao thuốc lá. Những lần đi vào thăm làng phong cùi, Cha hay chia sẻ, đốt vài ba điếu cùng ít người làng hút cho dòn câu chuyện. Đó là những hạnh phúc, đơn sơ vậy thôi nhưng rất to lớn với khách lẫn chủ ở vùng phố núi mà mây mưa quanh năm giăng phủ bầu trờị Ðiếu thuốc trở nên nồng ấm, thân tình hơn. Nhưng từ ngày ấy, lòng quặn thắt khi thấy người dân cùi mình thiếu thốn cơm gạo đến nỗi bỏ chuột vào nồi nấu ăn như vậy, Cha Đông bỏ hút thuốc lá. Cha đã tự nguyện hy sinh một thói quen cố hữu để xin cho mình được kiên trì, dốc tâm lo cho người phong cùi từ đó. Và cũng từ dạo đó, cha bắt đầu đi tìm sự giúp đỡ, lập nhiều dự án giúp người cùi, cố gắng giáo dục, nâng cao mức sống của họ, biết sống vệ sinh để đỡ đau ốm, bệnh hoạn hơn. Đường còn thăm thẳm khi "cái khó bó cái khôn”. Người Thượng không có học, không biết đếm nên mua hàng không cần đếm tiền thối lại, cứ nhất định thắc mắc “sao đau cái đầu, mà chích cái đít?” và cứ đẻ vì “chết con này, còn con khác mà nuôi chớ” như lời Cha Đông vừa kể, vừa “cười ra nước mắt!”
Bạn ơi, trong mùa Chay, mùa thương khó, tôi thiết tha xin bạn hy sinh dăm bao thuốc lá, một buổi cơm tiệm, để gởi về cho những người Cùi bất hạnh vài tấm nylon che mưa lạnh, một bửa cơm trắng có chút cá khô hay với tô canh rau muốị Như chị Lâm Tuyết Nhung, đồng môn của tôi, đã nhìn tận mắt trong chuyến về thăm Cao nguyên đầu năm nay, nhiều nữ tu trẻ, đã hy sinh cả một đời thanh xuân, để lo dạy dỗ, nuôi nấng những con người cùi, các em khuyết tật giữa một nơi chốn không có chỗ đi, nhưng chẳng thiếu những mảnh đời “hiu quạnh”, “le lói” như ngọn đèn dầu chực tắt. Anh Phan Bá Phi khi kêu gọi bạn bè chúng tôi tiếp tay, cổ động việc gây quỹ trong mùa Chay này, thông báo rằng số tiền ân nhân cho sẽ gởi trọn về, vì không tốn chi phí điều hành nào cả.
Người phố núi lúc nào cũng đói lạnh. Chuyển về chút tình người, phố núi Tây nguyên nhớ ơn bạn mãi, chúng tôi mang ơn bạn mãi và xin Ơn Trên chúc lành cho bạn mãi mãị
Bùi Anh Thơ
Cựu SV VĐH Đà Lạt
|
|
In Bài