|
|
|
|
|
Giới Thiệu
Cảm Tạ
Ân Nhân
Chớm Đông - 2010
Vào Thu - 2009
Đêm Tình Thu 2008
Slideshow
Tây Nguyên 2007
ĐNH Tình Thương 2007
Sinh Hoạt
Hình Ảnh
Tâm Bút
Nghệ Thuật
Trang Thơ
Tường Trình
Thư Viện
Bản Tin
|
|
Tiếng khóc trong rừng
Bên cạnh Làng Cùi Di-Linh, tỉnh Lâm Ðồng, có ngôi mộ của Ðức Giám Mục Jean Cassaigne (Gioan Sanh,) vị sáng lập giáo xứ và làng cùi tại Di-Linh. Trên bia mộ Ðức Giám Mục De Cassaigne, có khắc hai dòng chữ sau đây:
"Tôi xin những người nào, mà khi còn sống, tôi không giúp đỡ được gì, hãy tha lỗi cho tôị" "Tôi xin những người nào, mà khi còn sống, tôi đã nêu gương xấu, hãy tha lỗi cho tôị"
Ngay sau khi Ðức Cha Jean Cassaigne tấn phong Cha Simon Hòa Hiền (cựu Giám Mục Ðịa Phận Ðàlạt) năm 1955, thay vì về lại Pháp là nơi Ðức Cha Cassainge đã lớn lên, Ngài đã trở lại để vui sống với anh em bệnh nhân trại cùi, một làng nhỏ chính tay Ngài tạo dựng mấy mươi năm về trước. Tại làng nhỏ bé này, Ngài vừa làm Cha sở, Thầy giảng, Giám đốc, Y tá, chăm nom chu đáo cho tất cả bệnh nhân mọi tôn giáo, trẻ già, với sự cộng tác nhiệt thành của các sơ dòng Bác Ái Vinh Sơn. Ngài quyết tâm sống chết với con cái cùi hủi của Ngàị
Trong cuốn "Lạc Quan Trên Miền Thượng" [1] do Linh Mục Giuse Phùng Thanh Quang viết vội vào năm 1972 về cuộc đời hy sinh cho người cùi của Ðức Cha Cassaigne, lúc Ðức Cha Cassaigne đang đau quằn quại thê thảm với những cơn đau khủng khiếp cuối đờị Một đời hy sinh thật cao quý của Ðức Cha Cassaigne mà có lẽ nay còn rất ít người có biết và nhớ đến.
Cha Cassaigne được thụ Phong chức Linh Mục năm 1925 tại chủng viện Rue du Bac của Paris. Qua Sài Gòn ngay sau đó và nhận nhiệm sở thí điểm truyền giáo vùng ma thiêng nước độc Di Linh (DJIRING) năm 1927. Ngài đã yêu thương những người "Mọi cùi" đến độ đã sống giữa người cùi, tắm rửa, săn sóc cho những người cùi, đã thương yêu họ cho đến khi họ chết. Cha Cassaigne đã kể một câu chuyện có lần Ngài giúp những người cùi thức ăn gồm có gạo, muối, và thịt naị Có một bà cùi hàng tuần đến lấy phần ăn, nhưng tuần đó không thấy đến. Cha Cassaigne đến lều tranh tìm bà thì thấy bà ta sắp chết với mủ nhớt nhầy nhụa, mùi hôi thối không chịu được xông ra từ mảnh thân héo tàn đáng thương xót nàỵ Cha vội lo dạy bà những điều về Thiên Chúa và hỏi bà ta có muốn Cha rửa sạch những tội lỗi để bà được lên Trời sau khi chết không? Người cùi đáng thương đồng ý được rửa tội và nói với Cha Cassaigne rằng:
"Cau dờng! Ăn rơp kăh dơ mê dỡ ăn gũh rê hơ trồ"
" Ông lớn ơi! Tui sẽ nhớ đến ông khi tôi ở trên Trời"
Cái chết tội nghiệp nhưng tốt lành của bà Thượng cùi đã làm khích động thật sâu xa tâm hồn Tông Ðồ của vị Linh Mục Thừa Saị Câu nói "Tôi sẽ nhớ Cha khi được ở trên Trời" là viên đá đầu tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi tại Di Linh. Trong khoảng thời gian đó, ở miền Trung cũng như ở miền Nam nước Việt cũng có những trại cùi với số người bệnh tương đối ít. Trong khi ở vùng đất xa xôi có đến hàng trăm người cùi, lại không có chỗ cho họ ở. Theo lời Linh Mục Phùng Thanh Quang kể lạị Một ngày cuối Thu năm 1928, trong chuyến đi thăm một làng Thượng xa, đang băng qua rừng vắng thì bỗng có tiếng chân nhiều người dồn dập từ trong vùng tối âm u, nhiều giọng la ú ớ kêu Ngài dừng lạị Những bóng dáng quái dị xuất hiện như một đoàn ma đóị Thân hình xác xơ, kẻ mất tay, người sức mũi, miệng chảy nước lòng thòng và tất cả hầu như què quặt. Họ mặc dù có người khập khiểng, có người vừa bò vừa lết, và đói, cố đuổi theo Cha bao vây lấy Ngài và tất cả đồng gào lên thảm thiết: "Ơ cau dơng! Ơ cau dơng! Dăn nđàc sơngit bol hi!" Ới ông lớn! Ới ông lớn! Xin thương xót chúng tôi! Rồi tất cả sụp lạy Ngài và khóc rống. Cha Cassaingne vừa sợ hãi, vừa mũi lòng. Thì ra đây là nhóm người cùi bị xóm làng kinh tởm đuổi đi, họ tụ tập từng nhóm ngoài rừng xa, sống lây lất qua ngày để chờ chết. Có lẽ họ đã nghe lời đồn đãi về ông lớn làm thuốc và hay thương giúp người cùi nàỵ Họ chờ Cha trên khúc đường vắng để nhờ Cha giúp đỡ. Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay [3] Trong bài thuyết trình của Cha Cassaigne tại Sài Gòn năm 1943 về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, Ngài viết:
"Ở xứ Thượng cũng như hầu hết các xứ vùng nhiệt đới, nơi mà sự ăn ở sạch sẽ và phương pháp vệ sinh ít được lưu ý, thì con số người mắc bệnh cùi khá caọ Khi mà có thể còn làm việc được thì người mắc bệnh cùi vẫn còn được sống chung với gia đình. Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm gì được nữa, nhất là khi các vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, mủ máu vấy đầy khiến những người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để người cùi ở lại đó một mình sống chết sao mặc kệ! Rồi yếu liệt cô đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi không còn sức làm gì nữa để kiếm ăn vì tay chân cụt mất rồi! Họ sẽ chết dần chết mòn một cách thảm khốc, sẽ gục ngã ở một xó kẹt nào đó rồi chết đi vì đói lạnh, mà chẵng có ai hay biết..."
Trước khi mắc bệnh, mỗi lần thuyết trình đến đây, cha Cassaigne không sao cầm được nước mắt, phần thì thấy thương những người xấu số, phần thì chắc Ngài cảm thấy lo âu sợ sệt như linh cảm thấy trước định mệnh sẽ đến, Ngài run sợ như chính mình đang mắc chứng bệnh nan y nàỵ
Các việc làm nhân đức của Cha Jean Cassaigne đã đưa Ngài từ một căn lều tranh để phục vụ người hủi tới tận tai Tòa Thánh La Mã. Ngài được bổ nhiệm chức Giám Mục và Ngài phải tuân lệnh Toà Thánh về làm việc tại Ðiạ Phận Sài Gòn. Trong hơn 14 năm giữ chức vụ này Ðức Giám Mục Cassaigne đã đôn đốc thực hiện công cuộc bác ái, cứu trợ vật chất, ủy lạo tinh thần cho những người gặp cảnh bất trắc nghèo khó, di cư tị nạn, không phân biệt địa phương hay tôn giáọ Vì nhớ đám dân cùi, Ngài xin từ nhiệm chức Giám Mục Sài Gòn để trở về băng bó vết thương tinh thần và vật chất cho những đứa con cùi hủi của Ngài tại làng cùi Di Linh.
Vì sống một đời sống quá khắc khổ trong rừng nên Ðức Cha đã mang nhiều bịnh nặng. Từ năm 1929, Ngài đã mắc bịnh sốt rét rừng. Năm 1943, bịnh cùi đã đến với Ngài vì sống gần gũi với người bịnh; từ năm 1957, bịnh lao xương làm không thuốc chữa Ngài đau đớn, và năm 1964, bịnh lao phổi trở lại hành ha thân Ngàị Ðức Cha đau đớn tột cùng với những cực hình thể xác, nhưng luôn luôn vững lòng chấp nhận để xin Chúa thương mà giảm bớt cái đau của những người hủi tại Việt Nam. Những ai may mắn sống gần Ðức Cha thường được nghe Người nói:
- "Ðời tôi chỉ có ba ước nguyện: được chịu đựng, chịu đau, và chịu chết ở đây, giữa những người Thượng của tôi" (Je ne demande que trios choses: tenir, souffrir, et mourir ici, au milieu de mes Montagnards).
Chúa đã nhận lời cầu xin của Ðức Cha, đã cho Ngài mang lấy bốn chứng bệnh nan ỵ Ðã giúp sức cho Ngài chịu đựng quá lâu dàị Những ngày cuối cùng tuy đau đớn, nhưng Người vẫn đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt Nam, cho các người cùị Người nói: "Suốt 47 năm dài, Cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này, và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây, Cha không tiếc một điều gì về sự dâng hiến toàn diện ấy". Theo lời từ biệt của ông Nguyễn Thạch Vân, đọc trong lễ an táng Ðức Cha Cassaigne tại Di Linh ngày 11 tháng 5, năm 1973 kể lại, Cha Cassaigne còn nói: "Việt Nam chính là quê hương của Cha, bởi vì Chúa muốn như vậy". Khi nói đến câu: "Nước Việt Nam là quê hương của tôi". Ðức Cha chấp tay như để cầu nguyện, và Ngài khóc! Ðây là giòng lệ Thánh cầu nguyện của một Tông đồ Truyền giáo, đã tận hiến đời mình cho lớp người khốn khổ, bất hạnh nhất trên cõi đời nàỵ Năm 1972, Ðức Cha đã được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương trên giường bệnh và đã qua đời tại Di-Linh ngày 31-10-1073. [4]
Ngày nay, ngoài trại cùi Di Linh ra, các trại cùi Chí Linh, Quỳnh Lập, Qui Hòa, Nha Trang, Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột, Sóc Trăng, Bến Sắn, Bình Minh, Phước Tân, Tân Maị..đã là nơi tạm dung cho những người cùi xấu số. Khoa học ngày nay đã chữa được bệnh cùi, dù thuốc chữa không đắt tiền, nhưng người bệnh nếu uống thuốc cần phải được ăn uống thật đầy đủ mới đỡ bị thuốc hành hạ. Trước năm 1982, Việt Nam có số tử vong về bệnh cùi cao nhất trên thế giớị Tuy chính quyền đã có chiến dịch bài trừ bệnh cùi, nhưng không làm giảm được số bệnh nhân 15 tỉnh Trung Phần và Nam Phần nhất là các vùng Cao Nguyên nơi các sắc dân thiểu số cư ngụ vì đường sá trắc trở và vấn đề hệ thống y tế không đầy đủ.
Cách Di Linh một ngày đường là một thành phố rất nhỏ của miền Tây Nguyên Việt Nam, cách Saigon khoảng 8 giờ lái xe, với một cái tên rất là thi vị "Pleiku". Pleiku có tiếng là nắng bụi, mưa bùn vì đường phố phần nhiều là đường đất. Mùa nắng thì gió thổi bụi đỏ tung lên mù mịt, mùa mưa thì đất đỏ lại quyện đặc quánh dính chặt vào giầy dép của khách bộ hành. Pleiku được nhiều người biết qua bài thơ của Vũ Hữu Ðịnh (1942-1981) đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc: "Còn một chút gì để nhớ" tả về thành phố núi nhỏ, dễ thương, với những cô em xinh xắn. Bài thơ chắc làm cái tên Pleiku có hơi hướng lạnh lẽo của muà Ðông với núi cao trời gần. Hồi chiến tranh, vùng này đã là nơi thí điểm của Agent Orange, và các hơi độc nên càng được sự chú ý của khách du lịch sau 1975. Thành phố sau này tuy được tu bổ, phố xá sạch đẹp hơn, nhưng những miền xa xôi hẻo lánh thì vẫn thế - nắng vẫn bụi và mưa vẫn bùn.
Ðiều mà thi sĩ Vũ Hữu Ðịnh không nhắc tới là cách không mấy xa thành phố đầy sương mơ mộng đó, trong rừng núi lạnh lẽo, là nơi trú ngụ của những người nghèo nhất trong những người nghèo khó. Họ là những người đau khổ tận cùng với chứng bệnh quái ác: những người Thượng cùi cùng chung số phận như những người cùi vùng núi Di Linh. Cha Nguyễn Vân Ðông, một cựu sinh viên Văn Khoa Viện Ðại Học Ðàlạt, là một trong những người đã thường đến thăm và giúp đỡ cho nhưng người cùi vùng Gia Lai và Kontum [2]. Những nhóm khác gồm những người từ các tôn giáo khác như Phật Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo và các hội từ thiện. Nhóm Cha Ðông là một số giáo dân địa phận Kontum, và các nữ tụ Càng thăm viếng, họ càng thấy những sự thiếu thốn mọi mặt của những người cùi, và khi đã biết là họ cần Cha, Cha không muốn bỏ rơi họ. Cha thấy những dự án giúp người cùi muốn thành công phải cần sự yểm trợ của nhiều ngườị Ðầu mùa Hè năm 2001, cha Ðông làm một chuyến đi từ Pleiku lên Di Linh viếng mộ Ðức Giám Mục Người Cùi Jean Cassaigne để khấn xin Cha Cassaigne phù hộ cho việc giúp đỡ người cùi của Cha Ðông. Cha Ðông thì thầm cùng Ðức Cha Cassaigne: "Lạy Cha, con muốn tiếp tục giúp đỡ những người Thượng đau khổ mà Cha đã tận hiến cuộc đời của Cha cho họ. Con không đủ khả năng để sống giữa họ như ngày xưa Cha đã sống với họ vì con còn phải lo cho Giáo Phận Kontum. Cách con làm việc tuy khác với Cha, con chỉ đến thăm viếng và tìm cách giúp đỡ họ qua những dự án để giúp nhiều người bệnh. Xin Cha phù hộ cho con để con giúp đỡ con cái của Cha và cũng là con cái của con cho họ bớt đau khổ". Sau đó Cha Ðông về Saigon, hành trang của Cha Ðông là lòng tin tưởng vào sự linh thiêng dẫn dắt của Ðức Cha Cassaigne, cùng với "Bài Giảng Mùa Chay" Cha Ðông kể lại những sự cùng cực của các người Thượng bị bỏ bê trên vùng núị Cha được mời giảng tại nhà thờ Ðức Bà trong Muà Chay năm 2001. Bài giảng này đã làm bao nhiêu người xúc động, làm mềm lòng những người đang bận bịu làm ăn tại xứ ấm Saigon, nay được biết về những khổ sở của những người Thượng vùng núi lạnh. Bài giảng đã được dịch ra ít nhất bốn thứ tiếng: Anh, Nhật, Ðức, Pháp, và đã làm nhiều người ngoại quốc đầy lòng nhân tìm Cha Ðông để giúp đỡ.
Trong chuyến thăm viếng nước Mỹ năm 2002, Cha Ðông ghé thăm chúng tôi - Thụ Nhân Dallas - những người bạn đồng môn của Chạ Lần đầu tiên nhóm TN Dallas hội họp đông đủ để nghe Cha Ðông nói chuyện. Những chuyện tinh nghịch, khó quên của thời sinh viên đã được nhắc lại khiến chúng tôi có cảm tưởng như đang sống lại những giây phút quý báu đó. Một chuyện nghịch của Cha là có mấy anh bạn thuộc loại hay phá hồi đó thường trêu chọc, tán tỉnh mấy sơ thật đẹp cũng đang đi học trong viện, mà mấy sơ biết bị chọc nên cứ cúi đầu đi chẳng thèm đáp lại một tiếng, nói gì đến một nụ cườị Hôm đó mấy anh này thay phiên leo lên xe Honda lượn lui tới trên đường các sơ về trước cổng viện, các sơ vẫn không nhìn lên. Thất vọng, mấy anh này bèn thách Cha Ðông tán sợ Chúng tôi đoán lúc đó Cha Ðông chắc là đẹp trai nhất trong đám và họ có lẽ muốn cầu cứu may ra thấy được mấy sơ cườị Họ chưa biết là Cha là Linh Mục. Cha Ðông nhận lời thách và mượn xe lượn vòng vòng đến gần các sợ Các sơ tươi cười nói chuyện làm mấy anh bạn tròn mắt, nhao nhao hỏi cha làm cách nào mà hay vậỷ Cha chỉ cười hì hì không nóị Thật ra sơ biết Cha là Cha nên phải lễ phép trả lời đàng hoàng khi cha hỏi chuyện mà thôị Hôm nay Cha mới bật mí: mình có nói gì đâu, chỉ nhờ mấy sơ nhắn giùm với cha bạn nhờ làm lễ chiều đó giùm vì Cha Ðông bận! Tài pha trò và ứng biến lanh lẹ của Cha Ðông nhưng không có vẻ giảng đạo làm chúng tôi cười suốt buổi tốị Khi Cha bị tụi này bắt kể về những chuyện tình trong đời Cha, nếu có, Cha chỉ cười và bảo "Ðể Cha kể cho nghe chuyện người yêu Thầy tu do một Sư Cô kể với Cha trong một lần đàm đạo việc đờị" Có một nữ tín đồ đem lòng mến mộ một bậc Thiền Sư, cô đem tặng Thầy một chiếc áo cà sa, trong đó có bài thơ đề rằng:
Hỏi người tu sĩ có yêu không?
Nếu yêu là kẻ tình si
Nếu không là kẻ vô tri
Yêu hay không xin ngài dẫn giảỉ
Vị Thiền Sư sau khi nhận áo và đọc bài thơ ấy, Thầy trả áo lại cho cô kèm theo bài thơ đáp:
Tôi có tình YÊU rất mặn nồng
Yêu ÐỜI, yêu ÐẠO lẫn NON SÔNG
Chứ chẳng YÊU riêng khách má hồng
Nếu khách má hồng muốn được YÊU
Thì trong tâm trí hãy xoay chiều
Ðể gặp tình ta trong KHỐI YÊỤ
Thật tuyệt!
Cha còn kể cho chúng tôi nghe về những việc Cha làm để giúp những người cùi ở Pleikụ Với tiền và vật dụng những người tốt bụng tặng, Cha đã đem đến bao niềm vui cho những người bất hạnh. Những căn nhà lợp tôn che mưa đơn sơ cho những người cùi trong rừng, những cái mền ấm cúng trong những cơn lạnh cắt da miền núị Câu chuyện Cha kể về một cô gái Thượng khoảng 18 tuổi, rất tủi hổ vì cái môi sứt của mình, nhưng chỉ cần khoảng 3 triệu đồng VN thôi (200 dollars) mà đã biến hẵn cô bé từ một người mặc cảm không dám nhìn mình trong gương, trốn tránh ra đường, nay đã trở thành một cô bé duyên dáng, yêu đời, và hạnh phúc nhất là đã kiếm được cho mình một người chồng. Một chuyện khác là Cha mua thuốc cho một người Thượng cùi, nhưng người này vì yếu sức và sợ thuốc nên không dám uống thuốc, chỉ dấu thuốc dưới mái tôn. Cha biết được, tìm thức ăn cho ông ta và lấy thuốc xuống bắt ông ta uống để trị bịnh.
Nào những kế hoạch xây dưỡng đường giúp người già bệnh hoạn, xây trường học cho các trẻ em cùi, chương trình giúp cứu các hài nhi mà lúc người mẹ đã chết khỏi phải bị giết và chôn theo người mẹ theo tập tục người Thượng. Cha cũng đã lập Nghĩa trang cô hồn nơi chôn cất các hài nhi chết vì phá thai, một nơi rất linh thiêng theo lời những người biết về Nghĩa trang nàỵ Suốt 15 năm phục vụ giáo xứ Cao Nguyên và giúp đỡ người cùi, Cha đã được liệt vào danh sách 200 người tiếng tốt nhất (200 most beautiful list) của toàn vùng Á Châu theo một tài liệu xuất bản gần đâỵ Thật đâu dễ gì có được một cựu sinh viên chan chứa truyền thống Thụ Nhân đến thăm viếng từ phương xạ Chúng tôi được nghe một chuyện cuối cùng làm chúng tôi suy nghĩ thật nhiều trên đường về:
Có một ông nhà giàu biết mình sắp chết nên gọi ba người con vào và bảo rằng: "Cha đã chia đều của cải cho cả ba con. Nhưng còn điều này rất quí giá mà cha muốn các con nhớ suốt đời: "Lúc chết đi, những gì tôi đã tiêu xài thì không còn là của tôi nữạ Những gì tôi chưa tiêu xài thì tôi sẽ phải để lại cho người khác. Những gì tôi cho người ta từ trước tới nay mới chính là của tôi thôi và tôi sẽ mang theo được".
Trong chuyến thăm thành phố Dallas, Cha Ðông đã ghé thăm Công Trường Kennedỵ Cha đã thưởng thức những văn minh xứ Mỹ một cách hồn nhiên. Cha thường nhắc nhở đến những người trong chuyến thăm nước Mỹ đã rộng rãi giúp đỡ cho người cùị Những bạn đồng môn và cựu giáo dân đã dàn xếp cho Cha có những chuyến đi thăm các tiểu bang để Cha có cơ hội nói về những công tác của Chạ Cha ngạc nhiên về những sự dư giả ở đây so sánh với những thiếu thốn nơi Cha ở. Cha cứ đùa giỡn khi hỏi về nghĩa và cách dùng các tiếng lóng trong tiếng Mỹ khi nói chuyện.
Trước khi đến Dallas, Cha đã ghé Chicago và Houston, sau đó Cha về California, Virginia, Seatlẹ Ði đến đâu, các cựu Giáo Sư và sinh viên Dalat đã tổ chức tiếp đón với chân tình Thụ Nhân và hãnh diện có một người đồng môn đang làm việc để giúp những kẻ khốn cùng. Các Thụ Nhân đã mở rộng cửa tổ chức họp mặt, đã đưa đón Cha Ðông đi đây đó. Ðức Cha Jean Cassaigne tuy đã ra đi hơn 30 năm rồi, nhưng chắc chắn Ngài vẫn đang tìm cách phù hộ cho đám con bệnh hoạn, đơn sơ cùng cực của Ngài trên miền núị Cầu xin Ðức Cha Cassaigne giúp đỡ Cha Ðông như là một trong những công cụ của Chúa để bao bọc và xoa dịu đi những vết thương thân thể và tinh thần của những người Thượng cùi bị vất bỏ bên lề xã hội, để vùng Cao Nguyên Việt Nam bớt đi những tiếng rên khóc từ các góc tối lạnh lẽo trong rừng vắng.
Trần Bá Lộc & Nguyễn Thị Lân
Tài liệu tham khảo:
[1] "Lạc Quan Trên Miền Thượng - Ðức Giám Mục Gioan Cassaigne, Tông Ðồ Người Cùi" LM. Giuse Phùng Thanh Quang. Xuất bản 1974. Tái bản 1992. Hội Bác Ái Cassaigne, P.Ọ Box 895, Westminster, CA 92684-0895, USẠ
[2] Bài phỏng vấn Cha Nguyễn Vân Ðông của Băng Tâm - Bùi Anh Thơ và Minh Tâm chuyển lên diễn đàn VDHDalat.
[3]
www.simonhoadalat.com/DIAPHAN/Lichsu/Phongcuịhtml
[4]
www.generalhieụcom/sanh-hieu2.jpg
[5]
www.worldbank.org.vn/data_pub/reports/bank1/rep25/part4_02.htm
Tiếng khóc trong rừng
Bên cạnh Làng Cùi Di-Linh, tỉnh Lâm Ðồng, có ngôi mộ của Ðức Giám Mục Jean Cassaigne (Gioan Sanh,) vị sáng lập giáo xứ và làng cùi tại Di-Linh. Trên bia mộ Ðức Giám Mục De Cassaigne, có khắc hai dòng chữ sau đây:
"Tôi xin những người nào, mà khi còn sống, tôi không giúp đỡ được gì, hãy tha lỗi cho tôị" "Tôi xin những người nào, mà khi còn sống, tôi đã nêu gương xấu, hãy tha lỗi cho tôị"
Ngay sau khi Ðức Cha Jean Cassaigne tấn phong Cha Simon Hòa Hiền (cựu Giám Mục Ðịa Phận Ðàlạt) năm 1955, thay vì về lại Pháp là nơi Ðức Cha Cassainge đã lớn lên, Ngài đã trở lại để vui sống với anh em bệnh nhân trại cùi, một làng nhỏ chính tay Ngài tạo dựng mấy mươi năm về trước. Tại làng nhỏ bé này, Ngài vừa làm Cha sở, Thầy giảng, Giám đốc, Y tá, chăm nom chu đáo cho tất cả bệnh nhân mọi tôn giáo, trẻ già, với sự cộng tác nhiệt thành của các sơ dòng Bác Ái Vinh Sơn. Ngài quyết tâm sống chết với con cái cùi hủi của Ngàị
Trong cuốn "Lạc Quan Trên Miền Thượng" [1] do Linh Mục Giuse Phùng Thanh Quang viết vội vào năm 1972 về cuộc đời hy sinh cho người cùi của Ðức Cha Cassaigne, lúc Ðức Cha Cassaigne đang đau quằn quại thê thảm với những cơn đau khủng khiếp cuối đờị Một đời hy sinh thật cao quý của Ðức Cha Cassaigne mà có lẽ nay còn rất ít người có biết và nhớ đến.
Cha Cassaigne được thụ Phong chức Linh Mục năm 1925 tại chủng viện Rue du Bac của Paris. Qua Sài Gòn ngay sau đó và nhận nhiệm sở thí điểm truyền giáo vùng ma thiêng nước độc Di Linh (DJIRING) năm 1927. Ngài đã yêu thương những người "Mọi cùi" đến độ đã sống giữa người cùi, tắm rửa, săn sóc cho những người cùi, đã thương yêu họ cho đến khi họ chết. Cha Cassaigne đã kể một câu chuyện có lần Ngài giúp những người cùi thức ăn gồm có gạo, muối, và thịt naị Có một bà cùi hàng tuần đến lấy phần ăn, nhưng tuần đó không thấy đến. Cha Cassaigne đến lều tranh tìm bà thì thấy bà ta sắp chết với mủ nhớt nhầy nhụa, mùi hôi thối không chịu được xông ra từ mảnh thân héo tàn đáng thương xót nàỵ Cha vội lo dạy bà những điều về Thiên Chúa và hỏi bà ta có muốn Cha rửa sạch những tội lỗi để bà được lên Trời sau khi chết không? Người cùi đáng thương đồng ý được rửa tội và nói với Cha Cassaigne rằng:
"Cau dờng! Ăn rơp kăh dơ mê dỡ ăn gũh rê hơ trồ"
" Ông lớn ơi! Tui sẽ nhớ đến ông khi tôi ở trên Trời"
Cái chết tội nghiệp nhưng tốt lành của bà Thượng cùi đã làm khích động thật sâu xa tâm hồn Tông Ðồ của vị Linh Mục Thừa Saị Câu nói "Tôi sẽ nhớ Cha khi được ở trên Trời" là viên đá đầu tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi tại Di Linh. Trong khoảng thời gian đó, ở miền Trung cũng như ở miền Nam nước Việt cũng có những trại cùi với số người bệnh tương đối ít. Trong khi ở vùng đất xa xôi có đến hàng trăm người cùi, lại không có chỗ cho họ ở. Theo lời Linh Mục Phùng Thanh Quang kể lạị Một ngày cuối Thu năm 1928, trong chuyến đi thăm một làng Thượng xa, đang băng qua rừng vắng thì bỗng có tiếng chân nhiều người dồn dập từ trong vùng tối âm u, nhiều giọng la ú ớ kêu Ngài dừng lạị Những bóng dáng quái dị xuất hiện như một đoàn ma đóị Thân hình xác xơ, kẻ mất tay, người sức mũi, miệng chảy nước lòng thòng và tất cả hầu như què quặt. Họ mặc dù có người khập khiểng, có người vừa bò vừa lết, và đói, cố đuổi theo Cha bao vây lấy Ngài và tất cả đồng gào lên thảm thiết: "Ơ cau dơng! Ơ cau dơng! Dăn nđàc sơngit bol hi!" Ới ông lớn! Ới ông lớn! Xin thương xót chúng tôi! Rồi tất cả sụp lạy Ngài và khóc rống. Cha Cassaingne vừa sợ hãi, vừa mũi lòng. Thì ra đây là nhóm người cùi bị xóm làng kinh tởm đuổi đi, họ tụ tập từng nhóm ngoài rừng xa, sống lây lất qua ngày để chờ chết. Có lẽ họ đã nghe lời đồn đãi về ông lớn làm thuốc và hay thương giúp người cùi nàỵ Họ chờ Cha trên khúc đường vắng để nhờ Cha giúp đỡ. Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay [3] Trong bài thuyết trình của Cha Cassaigne tại Sài Gòn năm 1943 về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, Ngài viết:
"Ở xứ Thượng cũng như hầu hết các xứ vùng nhiệt đới, nơi mà sự ăn ở sạch sẽ và phương pháp vệ sinh ít được lưu ý, thì con số người mắc bệnh cùi khá caọ Khi mà có thể còn làm việc được thì người mắc bệnh cùi vẫn còn được sống chung với gia đình. Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm gì được nữa, nhất là khi các vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, mủ máu vấy đầy khiến những người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để người cùi ở lại đó một mình sống chết sao mặc kệ! Rồi yếu liệt cô đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi không còn sức làm gì nữa để kiếm ăn vì tay chân cụt mất rồi! Họ sẽ chết dần chết mòn một cách thảm khốc, sẽ gục ngã ở một xó kẹt nào đó rồi chết đi vì đói lạnh, mà chẵng có ai hay biết..."
Trước khi mắc bệnh, mỗi lần thuyết trình đến đây, cha Cassaigne không sao cầm được nước mắt, phần thì thấy thương những người xấu số, phần thì chắc Ngài cảm thấy lo âu sợ sệt như linh cảm thấy trước định mệnh sẽ đến, Ngài run sợ như chính mình đang mắc chứng bệnh nan y nàỵ
Các việc làm nhân đức của Cha Jean Cassaigne đã đưa Ngài từ một căn lều tranh để phục vụ người hủi tới tận tai Tòa Thánh La Mã. Ngài được bổ nhiệm chức Giám Mục và Ngài phải tuân lệnh Toà Thánh về làm việc tại Ðiạ Phận Sài Gòn. Trong hơn 14 năm giữ chức vụ này Ðức Giám Mục Cassaigne đã đôn đốc thực hiện công cuộc bác ái, cứu trợ vật chất, ủy lạo tinh thần cho những người gặp cảnh bất trắc nghèo khó, di cư tị nạn, không phân biệt địa phương hay tôn giáọ Vì nhớ đám dân cùi, Ngài xin từ nhiệm chức Giám Mục Sài Gòn để trở về băng bó vết thương tinh thần và vật chất cho những đứa con cùi hủi của Ngài tại làng cùi Di Linh.
Vì sống một đời sống quá khắc khổ trong rừng nên Ðức Cha đã mang nhiều bịnh nặng. Từ năm 1929, Ngài đã mắc bịnh sốt rét rừng. Năm 1943, bịnh cùi đã đến với Ngài vì sống gần gũi với người bịnh; từ năm 1957, bịnh lao xương làm không thuốc chữa Ngài đau đớn, và năm 1964, bịnh lao phổi trở lại hành ha thân Ngàị Ðức Cha đau đớn tột cùng với những cực hình thể xác, nhưng luôn luôn vững lòng chấp nhận để xin Chúa thương mà giảm bớt cái đau của những người hủi tại Việt Nam. Những ai may mắn sống gần Ðức Cha thường được nghe Người nói:
- "Ðời tôi chỉ có ba ước nguyện: được chịu đựng, chịu đau, và chịu chết ở đây, giữa những người Thượng của tôi" (Je ne demande que trios choses: tenir, souffrir, et mourir ici, au milieu de mes Montagnards).
Chúa đã nhận lời cầu xin của Ðức Cha, đã cho Ngài mang lấy bốn chứng bệnh nan ỵ Ðã giúp sức cho Ngài chịu đựng quá lâu dàị Những ngày cuối cùng tuy đau đớn, nhưng Người vẫn đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt Nam, cho các người cùị Người nói: "Suốt 47 năm dài, Cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này, và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây, Cha không tiếc một điều gì về sự dâng hiến toàn diện ấy". Theo lời từ biệt của ông Nguyễn Thạch Vân, đọc trong lễ an táng Ðức Cha Cassaigne tại Di Linh ngày 11 tháng 5, năm 1973 kể lại, Cha Cassaigne còn nói: "Việt Nam chính là quê hương của Cha, bởi vì Chúa muốn như vậy". Khi nói đến câu: "Nước Việt Nam là quê hương của tôi". Ðức Cha chấp tay như để cầu nguyện, và Ngài khóc! Ðây là giòng lệ Thánh cầu nguyện của một Tông đồ Truyền giáo, đã tận hiến đời mình cho lớp người khốn khổ, bất hạnh nhất trên cõi đời nàỵ Năm 1972, Ðức Cha đã được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương trên giường bệnh và đã qua đời tại Di-Linh ngày 31-10-1073. [4]
Ngày nay, ngoài trại cùi Di Linh ra, các trại cùi Chí Linh, Quỳnh Lập, Qui Hòa, Nha Trang, Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột, Sóc Trăng, Bến Sắn, Bình Minh, Phước Tân, Tân Maị..đã là nơi tạm dung cho những người cùi xấu số. Khoa học ngày nay đã chữa được bệnh cùi, dù thuốc chữa không đắt tiền, nhưng người bệnh nếu uống thuốc cần phải được ăn uống thật đầy đủ mới đỡ bị thuốc hành hạ. Trước năm 1982, Việt Nam có số tử vong về bệnh cùi cao nhất trên thế giớị Tuy chính quyền đã có chiến dịch bài trừ bệnh cùi, nhưng không làm giảm được số bệnh nhân 15 tỉnh Trung Phần và Nam Phần nhất là các vùng Cao Nguyên nơi các sắc dân thiểu số cư ngụ vì đường sá trắc trở và vấn đề hệ thống y tế không đầy đủ.
Cách Di Linh một ngày đường là một thành phố rất nhỏ của miền Tây Nguyên Việt Nam, cách Saigon khoảng 8 giờ lái xe, với một cái tên rất là thi vị "Pleiku". Pleiku có tiếng là nắng bụi, mưa bùn vì đường phố phần nhiều là đường đất. Mùa nắng thì gió thổi bụi đỏ tung lên mù mịt, mùa mưa thì đất đỏ lại quyện đặc quánh dính chặt vào giầy dép của khách bộ hành. Pleiku được nhiều người biết qua bài thơ của Vũ Hữu Ðịnh (1942-1981) đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc: "Còn một chút gì để nhớ" tả về thành phố núi nhỏ, dễ thương, với những cô em xinh xắn. Bài thơ chắc làm cái tên Pleiku có hơi hướng lạnh lẽo của muà Ðông với núi cao trời gần. Hồi chiến tranh, vùng này đã là nơi thí điểm của Agent Orange, và các hơi độc nên càng được sự chú ý của khách du lịch sau 1975. Thành phố sau này tuy được tu bổ, phố xá sạch đẹp hơn, nhưng những miền xa xôi hẻo lánh thì vẫn thế - nắng vẫn bụi và mưa vẫn bùn.
Ðiều mà thi sĩ Vũ Hữu Ðịnh không nhắc tới là cách không mấy xa thành phố đầy sương mơ mộng đó, trong rừng núi lạnh lẽo, là nơi trú ngụ của những người nghèo nhất trong những người nghèo khó. Họ là những người đau khổ tận cùng với chứng bệnh quái ác: những người Thượng cùi cùng chung số phận như những người cùi vùng núi Di Linh. Cha Nguyễn Vân Ðông, một cựu sinh viên Văn Khoa Viện Ðại Học Ðàlạt, là một trong những người đã thường đến thăm và giúp đỡ cho nhưng người cùi vùng Gia Lai và Kontum [2]. Những nhóm khác gồm những người từ các tôn giáo khác như Phật Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo và các hội từ thiện. Nhóm Cha Ðông là một số giáo dân địa phận Kontum, và các nữ tụ Càng thăm viếng, họ càng thấy những sự thiếu thốn mọi mặt của những người cùi, và khi đã biết là họ cần Cha, Cha không muốn bỏ rơi họ. Cha thấy những dự án giúp người cùi muốn thành công phải cần sự yểm trợ của nhiều ngườị Ðầu mùa Hè năm 2001, cha Ðông làm một chuyến đi từ Pleiku lên Di Linh viếng mộ Ðức Giám Mục Người Cùi Jean Cassaigne để khấn xin Cha Cassaigne phù hộ cho việc giúp đỡ người cùi của Cha Ðông. Cha Ðông thì thầm cùng Ðức Cha Cassaigne: "Lạy Cha, con muốn tiếp tục giúp đỡ những người Thượng đau khổ mà Cha đã tận hiến cuộc đời của Cha cho họ. Con không đủ khả năng để sống giữa họ như ngày xưa Cha đã sống với họ vì con còn phải lo cho Giáo Phận Kontum. Cách con làm việc tuy khác với Cha, con chỉ đến thăm viếng và tìm cách giúp đỡ họ qua những dự án để giúp nhiều người bệnh. Xin Cha phù hộ cho con để con giúp đỡ con cái của Cha và cũng là con cái của con cho họ bớt đau khổ". Sau đó Cha Ðông về Saigon, hành trang của Cha Ðông là lòng tin tưởng vào sự linh thiêng dẫn dắt của Ðức Cha Cassaigne, cùng với "Bài Giảng Mùa Chay" Cha Ðông kể lại những sự cùng cực của các người Thượng bị bỏ bê trên vùng núị Cha được mời giảng tại nhà thờ Ðức Bà trong Muà Chay năm 2001. Bài giảng này đã làm bao nhiêu người xúc động, làm mềm lòng những người đang bận bịu làm ăn tại xứ ấm Saigon, nay được biết về những khổ sở của những người Thượng vùng núi lạnh. Bài giảng đã được dịch ra ít nhất bốn thứ tiếng: Anh, Nhật, Ðức, Pháp, và đã làm nhiều người ngoại quốc đầy lòng nhân tìm Cha Ðông để giúp đỡ.
Trong chuyến thăm viếng nước Mỹ năm 2002, Cha Ðông ghé thăm chúng tôi - Thụ Nhân Dallas - những người bạn đồng môn của Chạ Lần đầu tiên nhóm TN Dallas hội họp đông đủ để nghe Cha Ðông nói chuyện. Những chuyện tinh nghịch, khó quên của thời sinh viên đã được nhắc lại khiến chúng tôi có cảm tưởng như đang sống lại những giây phút quý báu đó. Một chuyện nghịch của Cha là có mấy anh bạn thuộc loại hay phá hồi đó thường trêu chọc, tán tỉnh mấy sơ thật đẹp cũng đang đi học trong viện, mà mấy sơ biết bị chọc nên cứ cúi đầu đi chẳng thèm đáp lại một tiếng, nói gì đến một nụ cườị Hôm đó mấy anh này thay phiên leo lên xe Honda lượn lui tới trên đường các sơ về trước cổng viện, các sơ vẫn không nhìn lên. Thất vọng, mấy anh này bèn thách Cha Ðông tán sợ Chúng tôi đoán lúc đó Cha Ðông chắc là đẹp trai nhất trong đám và họ có lẽ muốn cầu cứu may ra thấy được mấy sơ cườị Họ chưa biết là Cha là Linh Mục. Cha Ðông nhận lời thách và mượn xe lượn vòng vòng đến gần các sợ Các sơ tươi cười nói chuyện làm mấy anh bạn tròn mắt, nhao nhao hỏi cha làm cách nào mà hay vậỷ Cha chỉ cười hì hì không nóị Thật ra sơ biết Cha là Cha nên phải lễ phép trả lời đàng hoàng khi cha hỏi chuyện mà thôị Hôm nay Cha mới bật mí: mình có nói gì đâu, chỉ nhờ mấy sơ nhắn giùm với cha bạn nhờ làm lễ chiều đó giùm vì Cha Ðông bận! Tài pha trò và ứng biến lanh lẹ của Cha Ðông nhưng không có vẻ giảng đạo làm chúng tôi cười suốt buổi tốị Khi Cha bị tụi này bắt kể về những chuyện tình trong đời Cha, nếu có, Cha chỉ cười và bảo "Ðể Cha kể cho nghe chuyện người yêu Thầy tu do một Sư Cô kể với Cha trong một lần đàm đạo việc đờị" Có một nữ tín đồ đem lòng mến mộ một bậc Thiền Sư, cô đem tặng Thầy một chiếc áo cà sa, trong đó có bài thơ đề rằng:
Hỏi người tu sĩ có yêu không?
Nếu yêu là kẻ tình si
Nếu không là kẻ vô tri
Yêu hay không xin ngài dẫn giảỉ
Vị Thiền Sư sau khi nhận áo và đọc bài thơ ấy, Thầy trả áo lại cho cô kèm theo bài thơ đáp:
Tôi có tình YÊU rất mặn nồng
Yêu ÐỜI, yêu ÐẠO lẫn NON SÔNG
Chứ chẳng YÊU riêng khách má hồng
Nếu khách má hồng muốn được YÊU
Thì trong tâm trí hãy xoay chiều
Ðể gặp tình ta trong KHỐI YÊỤ
Thật tuyệt!
Cha còn kể cho chúng tôi nghe về những việc Cha làm để giúp những người cùi ở Pleikụ Với tiền và vật dụng những người tốt bụng tặng, Cha đã đem đến bao niềm vui cho những người bất hạnh. Những căn nhà lợp tôn che mưa đơn sơ cho những người cùi trong rừng, những cái mền ấm cúng trong những cơn lạnh cắt da miền núị Câu chuyện Cha kể về một cô gái Thượng khoảng 18 tuổi, rất tủi hổ vì cái môi sứt của mình, nhưng chỉ cần khoảng 3 triệu đồng VN thôi (200 dollars) mà đã biến hẵn cô bé từ một người mặc cảm không dám nhìn mình trong gương, trốn tránh ra đường, nay đã trở thành một cô bé duyên dáng, yêu đời, và hạnh phúc nhất là đã kiếm được cho mình một người chồng. Một chuyện khác là Cha mua thuốc cho một người Thượng cùi, nhưng người này vì yếu sức và sợ thuốc nên không dám uống thuốc, chỉ dấu thuốc dưới mái tôn. Cha biết được, tìm thức ăn cho ông ta và lấy thuốc xuống bắt ông ta uống để trị bịnh.
Nào những kế hoạch xây dưỡng đường giúp người già bệnh hoạn, xây trường học cho các trẻ em cùi, chương trình giúp cứu các hài nhi mà lúc người mẹ đã chết khỏi phải bị giết và chôn theo người mẹ theo tập tục người Thượng. Cha cũng đã lập Nghĩa trang cô hồn nơi chôn cất các hài nhi chết vì phá thai, một nơi rất linh thiêng theo lời những người biết về Nghĩa trang nàỵ Suốt 15 năm phục vụ giáo xứ Cao Nguyên và giúp đỡ người cùi, Cha đã được liệt vào danh sách 200 người tiếng tốt nhất (200 most beautiful list) của toàn vùng Á Châu theo một tài liệu xuất bản gần đâỵ Thật đâu dễ gì có được một cựu sinh viên chan chứa truyền thống Thụ Nhân đến thăm viếng từ phương xạ Chúng tôi được nghe một chuyện cuối cùng làm chúng tôi suy nghĩ thật nhiều trên đường về:
Có một ông nhà giàu biết mình sắp chết nên gọi ba người con vào và bảo rằng: "Cha đã chia đều của cải cho cả ba con. Nhưng còn điều này rất quí giá mà cha muốn các con nhớ suốt đời: "Lúc chết đi, những gì tôi đã tiêu xài thì không còn là của tôi nữạ Những gì tôi chưa tiêu xài thì tôi sẽ phải để lại cho người khác. Những gì tôi cho người ta từ trước tới nay mới chính là của tôi thôi và tôi sẽ mang theo được".
Trong chuyến thăm thành phố Dallas, Cha Ðông đã ghé thăm Công Trường Kennedỵ Cha đã thưởng thức những văn minh xứ Mỹ một cách hồn nhiên. Cha thường nhắc nhở đến những người trong chuyến thăm nước Mỹ đã rộng rãi giúp đỡ cho người cùị Những bạn đồng môn và cựu giáo dân đã dàn xếp cho Cha có những chuyến đi thăm các tiểu bang để Cha có cơ hội nói về những công tác của Chạ Cha ngạc nhiên về những sự dư giả ở đây so sánh với những thiếu thốn nơi Cha ở. Cha cứ đùa giỡn khi hỏi về nghĩa và cách dùng các tiếng lóng trong tiếng Mỹ khi nói chuyện.
Trước khi đến Dallas, Cha đã ghé Chicago và Houston, sau đó Cha về California, Virginia, Seatlẹ Ði đến đâu, các cựu Giáo Sư và sinh viên Dalat đã tổ chức tiếp đón với chân tình Thụ Nhân và hãnh diện có một người đồng môn đang làm việc để giúp những kẻ khốn cùng. Các Thụ Nhân đã mở rộng cửa tổ chức họp mặt, đã đưa đón Cha Ðông đi đây đó. Ðức Cha Jean Cassaigne tuy đã ra đi hơn 30 năm rồi, nhưng chắc chắn Ngài vẫn đang tìm cách phù hộ cho đám con bệnh hoạn, đơn sơ cùng cực của Ngài trên miền núị Cầu xin Ðức Cha Cassaigne giúp đỡ Cha Ðông như là một trong những công cụ của Chúa để bao bọc và xoa dịu đi những vết thương thân thể và tinh thần của những người Thượng cùi bị vất bỏ bên lề xã hội, để vùng Cao Nguyên Việt Nam bớt đi những tiếng rên khóc từ các góc tối lạnh lẽo trong rừng vắng.
Trần Bá Lộc & Nguyễn Thị Lân
Tài liệu tham khảo:
[1] "Lạc Quan Trên Miền Thượng - Ðức Giám Mục Gioan Cassaigne, Tông Ðồ Người Cùi" LM. Giuse Phùng Thanh Quang. Xuất bản 1974. Tái bản 1992. Hội Bác Ái Cassaigne, P.Ọ Box 895, Westminster, CA 92684-0895, USẠ
[2] Bài phỏng vấn Cha Nguyễn Vân Ðông của Băng Tâm - Bùi Anh Thơ và Minh Tâm chuyển lên diễn đàn VDHDalat.
[3]
www.simonhoadalat.com/DIAPHAN/Lichsu/Phongcuịhtml
[4]
www.generalhieụcom/sanh-hieu2.jpg
[5]
www.worldbank.org.vn/data_pub/reports/bank1/rep25/part4_02.htm
|
|
In Bài