Chủ nhật, 05/11/2025, 01:51 Trang Nhà  |  Người & Việc  |  Dự Án  |  Liên Lạc  |  Ủng Hộ  |  Giới Thiệu Bạn
Bài Tiếp Theo   |   Trở lại trang cũ   |   In Bài   In

Những thiếu nữ đại ngàn về phố
LÊ HỮU TUẤN

Mùa Hè gần như không về trên phố núi cao nguyên Pleiku. Buổi chiều, trời se lạnh đúng chất
“quanh năm mùa Đông” mà nhà thơ Vũ Hữu Định từng viết trong bài “Còn chút gì để nhớ” (bài thơ sau đó được Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên rất nổi tiếng), tôi ghé thăm ngôi nhà rộng nằm trong khuôn viên nhà thờ Đức An. Những cô bé trong nhà có dáng người khỏe mạnh đón tôi bằng ánh mắt lúc nào cũng lấp lánh cười. Họ là những sơn nữ trên từng triền núi cao xuống phố tìm túi càn khôn.
*
*Một ý tưởng đẹp
 
Trong mấy mươi năm năm làm mục vụ cho anh em dân tộc ở Kontum và Gia Lai, linh mục Nguyễn Vân Đông (hạt trưởng hạt Gia Lai) đã nhận ra rằng, đời sống người dân tộc sở dĩ ít phát triển là vì họ khó hòa nhập với cộng đồng bên ngoài và cách tổ chức cuộc sống cũng còn lắm vụng về. Tất cả có nguyên do từ nhận thức ít coi trọng cái học cho con cáị Mà không học, không biết chữ nên không thể tiếp cận thông tin, kiến thức..., vậy là sinh hoạt chỉ bó buộc quanh buôn làng, cách giải quyết những vấn đề hàng ngày thì dựa vào thói quen, tập tục, trong đó có không ít những hủ tục. Cái lạc hậu vì thế cứ xoay vòng lẩn quẩn từ việc tạo lập công việc đến chuyện giữ gìn vệ sinh, sức khỏe.

Từ nhận xét này, cha Đông suy nghĩ đến việc phải tạo cho dân các bản làng một chút kiến thức cơ bản để họ ý thức hơn về trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng. Sau nhiều cân nhắc, cha quyết định chọn những thiếu nữ dân tộc để đào tạo, hướng dẫn, để sau đó, họ về lại nơi cộng đồng mình sinh sống làm men muối cho cả bản làng. Lý do chọn các thiếu nữ một phần vì người dân tộc theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ luôn có tiếng nói quan trọng; phần khác do trai tráng dân tộc khó kiên nhẫn để học hành, lại luôn bận rộn với nương khoai, rẫy bắp, con heo, con gà...

Nghĩ là vậy, tính là vậy nhưng từ ước mơ đến thực tế luôn là một khoảng cách xạ Lúc đầu, được sự hỗ trợ từ các nữ tu đang làm mục vụ ở giáo phận Kontum và một số giáo dân thiện nguyện, cha thường tranh thủ những ngày Chúa nhật để hướng dẫn cho các em ít nhiềụ Cha bảo không cần cao xa, chỉ mong các em biết đọc, biết viết, biết cộng trừ nhân chia để không thua thiệt khi mua bán hàng hóa (vì tại các buôn làng miền Tây nguyên, bà con dân tộc do không biết tính toán, không biết con chữ nên hay bị người dưới xuôi lên mua heo, mua gà, mua đậu, mua bắp gạt, chẳng hạn cân 5kg nói 3kg bà con cũng không biết - NV). Song song với chữ, với số, các em còn được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân; được giáo dục nhân bản, được bày cho phân biệt cái tốt, cái xấụ.. Nói chung là, gần như phải tập cho các em tựa uốn nắn một đứa trẻ vừa lên ba, dù phần lớn họ đã vào tuổi trăng rằm nhưng còn hồn nhiên, trong trẻo và rất đơn sơ.

Càng về sau, khi lượng kiến thức cần chuyển tải ngày càng nhiều và rộng khiến chỉ vài giờ sau thánh lễ Chúa nhật không đủ để thực hiện hết, cha Đông nghĩ ra cách quy tụ các em về nhà xứ Đức An ở Pleiku (lúc đó cha là Chánh xứ) vào mỗi dịp hè để thong thả thời gian hơn, việc “học khôn” được dài hơn và nhất là để dễ tập cho các em cách sống tập thể, cách giao tiếp với thế giới đô thị vốn đòi hỏi nhiều nỗ lực trong từng cá nhân.

Năm 2004, được sự giúp đỡ của nhiều ân nhân và chính quyền địa phương, cha xây hẳn một khu nhà lớn trong khuôn viên giáo xứ với các phòng ăn, phòng ngủ, phòng đọc sách, nhà học nghề...để mở những khóa học với lớp lang hẳn hòi cho những thiếu nữ dân tộc. Khu nhà này được gọi là “Nhà tình thương”, do các nữ tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình phụ trách. Khóa đầu tiên khai giảng cuối năm 2004 với 65 thiếu nữ dân tộc Jrai, Bahnar...trên 16 tuổi chưa có gia đình. Các em được miễn phí hoàn toàn chuyện ăn, chuyện học; được trang bị đồ đạc sinh hoạt cá nhân; được dạy chữ, dạy nghề và giáo dục để trở nên những thiếu nữ đảm đang.
 
*Những cô Tấm miền sơn cước
 
Đến nay, “Nhà tình thương” đã mở được bốn khóa, mỗi khóa kéo dài từ 6 đến 8 tháng. Trong suốt thời gian “học khôn”, các em sẽ được các nữ tu hướng dẫn để biết đọc, biết viết, biết tính toán, biết nói sõi tiếng Kinh, biết chăm sóc vườn tược. Ngoài ra, các em còn có một số kiến thức nhất định như hiểu lợi ích của việc chích ngừa, của vệ sinh răng miệng, thân thể; biết giá trị của lao động, của nhân bản... Các em có thể chăm sóc sức khỏe cho mình và những người trong nhà với những bệnh thông thường, biết may vá, đan thêu và được học cách tổ chức cuộc sống gia đình, cách tính toán hợp lý để chi tiêu, đi chợ, nấu ăn. Nôm na là, mong muốn của cha Đông và các nữ tu là làm sao để các thiếu nữ dân tộc sau thời gian học tập có thể sống một cách tự lập ở bất kỳ nơi nào, biết phải trái, đúng sai và hơn hết là sẽ đem những kiến thức đã học được phổ biến lại cho gia đình, làng bản, hầu cải thiện đời sống người dân tộc vốn đã có nhiều thiệt thòi do ở quá xa trong những miền sơn cước. Sau khóa học, phần đông các em sẽ về lại làng để tạo dựng cuộc sống gia đình mớị Với những em còn ít tuổi thì tiếp tục được tạo điều kiện để học chữ cao hơn, em nào muốn học nghề thêm hay làm việc trong những xưởng may, xưởng thêu, đan thì tùy nghị Các sản phẩm của các em sẽ được các nữ tu gởi đi tiêu thụ giúp để có tiền cho các em dành dụm.

Chính vì nhận được nhiều sự đùm bọc như vậy nên tất cả các em hội về “Nhà tình thương” đều có những sự thay đổi rất nhanh. Có em sau 6 tháng tăng đến 8 cân, có em ngày mới vào còn rụt rè sau vài tháng đã trở nên hoạt bát, có những thiếu nữ dân tộc vốn thiếu thốn từ nhỏ đến độ chưa hề được mang dép sau khóa học đã trở nên những sơn nữ đảm đang, khéo léọ Vụng về rồi sẽ qua đi, cách nhìn nhận cuộc sống một cách lạc hậu được đẩy lùi dần, các thiếu nữ dân tộc như những cô Tấm phút chốc trở mình.

Tỷ như H’Dịu, 17 tuổi, con của núi rừng vùng Chư Pảh ngày vào khóa học chưa biết nửa con chữ, nhút nhát đến tội nghiệp, nay sau vài tháng sống tập thể, được học hành...đã có thể đọc báo, có thể “xung phong” hát đãi khách những bài hát ru của dân tộc Jrai đậm chất lãng du, phiêu bồng. Tỷ như H’Nhưm 18 tuổi, quê tận K’rông Pa từ một cô bé chỉ biết địu em, cho heo ăn và lên rừng bẻ lá phụ cha mẹ ủ rượu, sau nửa năm về phố “học khôn”, giờ nhí nhảnh tìm sách đọc cả ngày, lại may vá rất khéo, biết làm hoa giả “mà cứ như hoa thiệt nở giữa rừng”.

Vậy đó, từng chút một, kiên nhẫn và đầy ắp tình thương, cha Đông và các nữ tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình như dì Hằng, dì Thợ..đã âm thầm, kiên nhẫn đem lại cho các em ít nhiều vốn sống để thăng tiến bản thân, thăng tiến cộng đồng. Tuy nhiên, điều mà họ luôn lưu ý là ngoài việc trang bị cho các em hành trang vào đời tương đối, còn phải giúp các em ý thức về nguồn cội để lưu giữ những bản sắc, những tinh hoa đẹp của dân tộc mình. Vì rằng, theo cha Đông, “dứt khoát không để các em bị thành thị hóa một cách toàn diện, bởi có ý thức với cội nguồn, các em mới có thể đem cái hay, cái tốt chia sẻ với những người anh em xung quanh trong những bản làng”.

Những thiếu nữ đại ngàn về phố học khôn như những cô Tấm. Và đương nhiên, “ông Bụt” là những người đang hà hơi, tiếp sức giúp các em bằng công khó, bằng tình thương yêu.
 
Công Giáo và Dân Tộc số 1610
Những thiếu nữ đại ngàn về phố
LÊ HỮU TUẤN

Mùa Hè gần như không về trên phố núi cao nguyên Pleiku. Buổi chiều, trời se lạnh đúng chất
“quanh năm mùa Đông” mà nhà thơ Vũ Hữu Định từng viết trong bài “Còn chút gì để nhớ” (bài thơ sau đó được Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên rất nổi tiếng), tôi ghé thăm ngôi nhà rộng nằm trong khuôn viên nhà thờ Đức An. Những cô bé trong nhà có dáng người khỏe mạnh đón tôi bằng ánh mắt lúc nào cũng lấp lánh cười. Họ là những sơn nữ trên từng triền núi cao xuống phố tìm túi càn khôn.
*
*Một ý tưởng đẹp
 
Trong mấy mươi năm năm làm mục vụ cho anh em dân tộc ở Kontum và Gia Lai, linh mục Nguyễn Vân Đông (hạt trưởng hạt Gia Lai) đã nhận ra rằng, đời sống người dân tộc sở dĩ ít phát triển là vì họ khó hòa nhập với cộng đồng bên ngoài và cách tổ chức cuộc sống cũng còn lắm vụng về. Tất cả có nguyên do từ nhận thức ít coi trọng cái học cho con cáị Mà không học, không biết chữ nên không thể tiếp cận thông tin, kiến thức..., vậy là sinh hoạt chỉ bó buộc quanh buôn làng, cách giải quyết những vấn đề hàng ngày thì dựa vào thói quen, tập tục, trong đó có không ít những hủ tục. Cái lạc hậu vì thế cứ xoay vòng lẩn quẩn từ việc tạo lập công việc đến chuyện giữ gìn vệ sinh, sức khỏe.

Từ nhận xét này, cha Đông suy nghĩ đến việc phải tạo cho dân các bản làng một chút kiến thức cơ bản để họ ý thức hơn về trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng. Sau nhiều cân nhắc, cha quyết định chọn những thiếu nữ dân tộc để đào tạo, hướng dẫn, để sau đó, họ về lại nơi cộng đồng mình sinh sống làm men muối cho cả bản làng. Lý do chọn các thiếu nữ một phần vì người dân tộc theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ luôn có tiếng nói quan trọng; phần khác do trai tráng dân tộc khó kiên nhẫn để học hành, lại luôn bận rộn với nương khoai, rẫy bắp, con heo, con gà...

Nghĩ là vậy, tính là vậy nhưng từ ước mơ đến thực tế luôn là một khoảng cách xạ Lúc đầu, được sự hỗ trợ từ các nữ tu đang làm mục vụ ở giáo phận Kontum và một số giáo dân thiện nguyện, cha thường tranh thủ những ngày Chúa nhật để hướng dẫn cho các em ít nhiềụ Cha bảo không cần cao xa, chỉ mong các em biết đọc, biết viết, biết cộng trừ nhân chia để không thua thiệt khi mua bán hàng hóa (vì tại các buôn làng miền Tây nguyên, bà con dân tộc do không biết tính toán, không biết con chữ nên hay bị người dưới xuôi lên mua heo, mua gà, mua đậu, mua bắp gạt, chẳng hạn cân 5kg nói 3kg bà con cũng không biết - NV). Song song với chữ, với số, các em còn được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân; được giáo dục nhân bản, được bày cho phân biệt cái tốt, cái xấụ.. Nói chung là, gần như phải tập cho các em tựa uốn nắn một đứa trẻ vừa lên ba, dù phần lớn họ đã vào tuổi trăng rằm nhưng còn hồn nhiên, trong trẻo và rất đơn sơ.

Càng về sau, khi lượng kiến thức cần chuyển tải ngày càng nhiều và rộng khiến chỉ vài giờ sau thánh lễ Chúa nhật không đủ để thực hiện hết, cha Đông nghĩ ra cách quy tụ các em về nhà xứ Đức An ở Pleiku (lúc đó cha là Chánh xứ) vào mỗi dịp hè để thong thả thời gian hơn, việc “học khôn” được dài hơn và nhất là để dễ tập cho các em cách sống tập thể, cách giao tiếp với thế giới đô thị vốn đòi hỏi nhiều nỗ lực trong từng cá nhân.

Năm 2004, được sự giúp đỡ của nhiều ân nhân và chính quyền địa phương, cha xây hẳn một khu nhà lớn trong khuôn viên giáo xứ với các phòng ăn, phòng ngủ, phòng đọc sách, nhà học nghề...để mở những khóa học với lớp lang hẳn hòi cho những thiếu nữ dân tộc. Khu nhà này được gọi là “Nhà tình thương”, do các nữ tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình phụ trách. Khóa đầu tiên khai giảng cuối năm 2004 với 65 thiếu nữ dân tộc Jrai, Bahnar...trên 16 tuổi chưa có gia đình. Các em được miễn phí hoàn toàn chuyện ăn, chuyện học; được trang bị đồ đạc sinh hoạt cá nhân; được dạy chữ, dạy nghề và giáo dục để trở nên những thiếu nữ đảm đang.
 
*Những cô Tấm miền sơn cước
 
Đến nay, “Nhà tình thương” đã mở được bốn khóa, mỗi khóa kéo dài từ 6 đến 8 tháng. Trong suốt thời gian “học khôn”, các em sẽ được các nữ tu hướng dẫn để biết đọc, biết viết, biết tính toán, biết nói sõi tiếng Kinh, biết chăm sóc vườn tược. Ngoài ra, các em còn có một số kiến thức nhất định như hiểu lợi ích của việc chích ngừa, của vệ sinh răng miệng, thân thể; biết giá trị của lao động, của nhân bản... Các em có thể chăm sóc sức khỏe cho mình và những người trong nhà với những bệnh thông thường, biết may vá, đan thêu và được học cách tổ chức cuộc sống gia đình, cách tính toán hợp lý để chi tiêu, đi chợ, nấu ăn. Nôm na là, mong muốn của cha Đông và các nữ tu là làm sao để các thiếu nữ dân tộc sau thời gian học tập có thể sống một cách tự lập ở bất kỳ nơi nào, biết phải trái, đúng sai và hơn hết là sẽ đem những kiến thức đã học được phổ biến lại cho gia đình, làng bản, hầu cải thiện đời sống người dân tộc vốn đã có nhiều thiệt thòi do ở quá xa trong những miền sơn cước. Sau khóa học, phần đông các em sẽ về lại làng để tạo dựng cuộc sống gia đình mớị Với những em còn ít tuổi thì tiếp tục được tạo điều kiện để học chữ cao hơn, em nào muốn học nghề thêm hay làm việc trong những xưởng may, xưởng thêu, đan thì tùy nghị Các sản phẩm của các em sẽ được các nữ tu gởi đi tiêu thụ giúp để có tiền cho các em dành dụm.

Chính vì nhận được nhiều sự đùm bọc như vậy nên tất cả các em hội về “Nhà tình thương” đều có những sự thay đổi rất nhanh. Có em sau 6 tháng tăng đến 8 cân, có em ngày mới vào còn rụt rè sau vài tháng đã trở nên hoạt bát, có những thiếu nữ dân tộc vốn thiếu thốn từ nhỏ đến độ chưa hề được mang dép sau khóa học đã trở nên những sơn nữ đảm đang, khéo léọ Vụng về rồi sẽ qua đi, cách nhìn nhận cuộc sống một cách lạc hậu được đẩy lùi dần, các thiếu nữ dân tộc như những cô Tấm phút chốc trở mình.

Tỷ như H’Dịu, 17 tuổi, con của núi rừng vùng Chư Pảh ngày vào khóa học chưa biết nửa con chữ, nhút nhát đến tội nghiệp, nay sau vài tháng sống tập thể, được học hành...đã có thể đọc báo, có thể “xung phong” hát đãi khách những bài hát ru của dân tộc Jrai đậm chất lãng du, phiêu bồng. Tỷ như H’Nhưm 18 tuổi, quê tận K’rông Pa từ một cô bé chỉ biết địu em, cho heo ăn và lên rừng bẻ lá phụ cha mẹ ủ rượu, sau nửa năm về phố “học khôn”, giờ nhí nhảnh tìm sách đọc cả ngày, lại may vá rất khéo, biết làm hoa giả “mà cứ như hoa thiệt nở giữa rừng”.

Vậy đó, từng chút một, kiên nhẫn và đầy ắp tình thương, cha Đông và các nữ tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình như dì Hằng, dì Thợ..đã âm thầm, kiên nhẫn đem lại cho các em ít nhiều vốn sống để thăng tiến bản thân, thăng tiến cộng đồng. Tuy nhiên, điều mà họ luôn lưu ý là ngoài việc trang bị cho các em hành trang vào đời tương đối, còn phải giúp các em ý thức về nguồn cội để lưu giữ những bản sắc, những tinh hoa đẹp của dân tộc mình. Vì rằng, theo cha Đông, “dứt khoát không để các em bị thành thị hóa một cách toàn diện, bởi có ý thức với cội nguồn, các em mới có thể đem cái hay, cái tốt chia sẻ với những người anh em xung quanh trong những bản làng”.

Những thiếu nữ đại ngàn về phố học khôn như những cô Tấm. Và đương nhiên, “ông Bụt” là những người đang hà hơi, tiếp sức giúp các em bằng công khó, bằng tình thương yêu.
 
Công Giáo và Dân Tộc số 1610
Bài Tiếp Theo   |   Trở lại trang cũ   |  In Bài  In