|
|
|
|
|
Giới Thiệu
Cảm Tạ
Ân Nhân
Chớm Đông - 2010
Vào Thu - 2009
Đêm Tình Thu 2008
Slideshow
Tây Nguyên 2007
ĐNH Tình Thương 2007
Sinh Hoạt
Hình Ảnh
Tâm Bút
Nghệ Thuật
Trang Thơ
Tường Trình
Thư Viện
Bản Tin
|
|
Những bước chân không mỏi
LÊ HỮU TUẤN
Phố núi Pleiku ngày 10-5 mưa phủ mù trời. Thế nhưng, trong khuôn viên nhà thờ Thăng Thiên thì rộn ràng tiếng nói cười và trong trẻo những lời thánh ca bằng tiếng Kinh, tiếng Jraị Hôm nay giáo hội kính Chân phước Đamiên, một linh mục sống cùng những người phong đáng thương trên đảo Molokai giữa Thái Bình Dương và đã chết do lây căn bệnh này cuối thế kỷ 19, người được gọi là
Tông đồ của người phong,
cũng
là ngày hướng về người phong theo truyền thống hàng năm của giáo phận Kontum. Hôm nay cũng là lần đầu tiên những người Công giáo lo cho bệnh nhân phong dân tộc ở Gia Lai có buổi họp mặt chung với những người phong đã được chữa lành và một số bà con vừa chớm bệnh.
***
*Hội ngộ trong tình thương yêu...
Từ rất sớm, những chuyến xe đầu tiên khởi đi từ những vùng núi cao nguyên xa xôi đã có mặt ở nhà thờ Thăng Thiên, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ thú vị và đầy tình cảm trong suốt ngày 10-5-2007. Có những chị người dân tộc Bahnar địu theo con trong gùi; có những anh Jrai trai tráng lần đầu tiên xuống phố ngỡ ngàng đứng nhìn xe như đứa trẻ mới được ra đường lớn. Đó đây, vài nhóm những người dân tộc đã trọng tuổi có mà ngang tầm
“bẻ gãy sừng trâu”
cũng có tay chân ngón còn ngón mất (di chứng của bệnh phong tàn phá) ngượng nghịu, lúng túng đi theo các Yá (nữ tu) trong sân. Họ là những bệnh nhân phong đã được trị lành. Họ cũng có thể là người vừa được phát hiện bệnh. Có tổng cộng 135 anh chị em đang sinh sống ở những làng bản khắp nẻo núi rừng Tây nguyên, có thể là từ Plei Chư, một trong những điểm dừng chân đầu tiên của các nhà truyền giáo cách đây hàng thế kỷ; có thể là ở tận chân đèo An Khê, nơi nhà Tây Sơn tập trung nghĩa binh trước khi tiến ra Thăng Long thống nhất Nam - Bắc; hoặc từ một nếp nhà cũ nào đó bên triền núi Mang Yang, là
"cổng Trời"
theo cách gọi của người dân tộc... Ngoài ra, trong ngày hôm nay còn có hơn 20 nữ tu và giáo dân là những người đang trực tiếp lo cho anh chị em phong dân tộc. Tất cả hội về để lần đầu gặp gỡ, lần đầu biết đến những người anh em đồng cảnh bệnh tật và những nhà thiện nguyện, những linh mục, nữ tu lâu nay âm thầm nâng đỡ mình bằng một chút vật chất cùng cả biển cả tình thương. Vui và nhộn nhịp như một đại gia đình gồm nhiều cảnh đời và hoàn cảnh khác nhaụ Họ chỉ có chung một điểm là niềm tin vào cuộc sống, vào tình người cùng những kỳ vọng của những người từng bị bản làng ruồng rẫy do căn bệnh quái ác : Bệnh phong.
Linh mục Nguyễn Vân Đông, Quản hạt Pleiku, Chánh xứ Thăng Thiên, người đã có ngót 20 năm lo cho những bệnh nhân phong dân tộc, cũng là người có sáng kiến tổ chức ngày hội này cho biết :
“Mục đích của ngày gặp gỡ là để tìm hiểu những nhu cầu chung của người bệnh sau khi lành, để biết thêm một số khó khăn mà những người đang giúp người phong gặp phải, để nhờ anh em đã lành bệnh thuyết phục những anh em bị bệnh nhưng chưa chịu đi chữa trị nên đi chữa và nhất là để những người đã hoặc đang bị bệnh phong gặp gỡ nhau, thăm hỏi hoàn cảnh của nhau”
.
Theo thống kê, tỉnh Gia Lai hiện có 1,1 triệu dân, trong đó có chừng 500 ngàn người thuộc dân tộc thiểu số với 34 dân tộc khác nhau, nhưng đông nhất vẫn là người Jrai và Bahnar. Có khoảng 3000 người dân tộc bị mắc bệnh phong, phần lớn trong số họ đã được điều trị lành, chỉ còn một số ít là chưa chịu đi điều trị do hoàn cảnh (con nhỏ, sợ không ai lo, sợ bỏ nương rẫỵ..) hoặc do tập quán (sợ đi điều trị phải tháo khớp, cụt tay chân, chết không liền thây sẽ bị làng khinh rẻ, chê cườị..). Công lớn trong việc giúp người dân tộc điều trị bệnh phong phải kể đến những nữ tu của các dòng Phaolô Đà Nẵng, dòng Anh Phép lạ, dòng Phú Xuân Huế và một số anh em giáo dân hoặc không Công giáo thiện nguyện. Họ lang thang khắp các miền núi rừng, lên tận đầu nguồn những ngọn thác trong dãy Trường Sơn, vào sâu trong những bản làng cách Pleiku hơn trăm cây số để chăm sóc người bệnh, kết hợp với chính quyền, Hội chữ thập đỏ địa phương và Trung tâm điều trị phong Quy Hòa để động viên đưa người bệnh đi điều trị. Cha Đông thì đứng mũi chịu sào, ngược xuôi tìm kinh phí, tìm gạo thóc mắm muối, quần áo cũ, gồng gánh, chu cấp cho họ tiền chữa bệnh, tiền đi lại, tiền bồi dưỡng và cả việc phải lo cho gia đình, con cái họ nếu người bệnh là trụ cột gia đình. Chưa hết, sau khi lành, những người thiện nguyện còn phải xoay sở để tìm cách cho người bệnh đã lành hòa nhập được với cộng đồng. Kể là vô vàn công phu.
*Những thao thức...
Mỗi người, dù đã lành hay còn mang mầm bệnh phong, khi về dự ngày gặp gỡ đều mang những tâm trạng và ước mơ cho riêng mình, cho gia đình và bản làng nơi mình sinh sống. Có hai dạng định cư của người phong trên cao nguyên là định cư thành những làng toàn người phong (do nhà nước hay các ân nhân lập) hoặc sống rải rác trong rừng cách biệt cộng đồng. Kiểu nào thì cũng rất đáng thương và cần nâng đỡ.
Ông Pảyh, một cộng tác viên của chương trình lo cho bệnh nhân phong dân tộc của cha Đông và các nữ tu, người ở tận huyện Mang Yang cho biết :
“Người phong bị cô lập ngoài bìa rừng hoặc trên các triền núi, họ sống đơn độc hoặc một nhóm vài người đồng bệnh. Cái họ cần nhất là nguồn nước vì trên núi không đào được giếng, trong khi dân bản thì cấm họ không được đụng đến những sông suối có nước chảy về làng. Vì vậy mà nhiều nơi, người phong vốn đã đau đớn, tay chân không nguyên vẹn vẫn phải đi hàng cây số tìm nước gùi về dùng. Thấy đau lòng lắm !”
. Cũng có chỗ, như nữ tu Dòng Anh Phép lạ Pơnh, một người chuyên lo cho những người phong trong các hẻm núi miền Gia Lai kể :
“Cả vùng chỉ có một hố nước “mọi” (nước từ đất chảy ra-NV) lối một mét vuông, sâu vài tấc. Làng không cho người phong bước xuống mảnh ruộng có hố nước đó nên họ phải đứng từ trên các chỏm đá dùng ống tre múc từng ngụm một đem về dùng...”
. Nói chung, nguồn nước luôn là thao thức lớn của những người lo cho bệnh nhân phong vùng sâụ Phần lớn những đề nghị của người bệnh trong buổi gặp gỡ cũng đề cập đến chuyện nước sinh hoạt. Cũng chính vì thế mà trong những năm qua, cha Đông đã tập trung tìm cách đào giếng hoặc dẫn đường nước cho nhiều vùng có người phong dân tộc sinh sống. Có những nơi quá hiểm trở và không thể đào giếng thì làm đường để họ đi lấy nước. Tuy nhiên, chỉ có nước không thì vẫn không đủ. Quan niệm của những người đang làm chương trình hỗ trợ cho người phong vùng cao là sau khi giúp họ cải thiện đời sống, ổn định sinh hoạt và chữa bệnh, điều lớn nhất là phải giúp họ xóa tan mặc cảm bệnh tất và hòa nhập với cộng đồng. Nhất là với thế hệ con cái họ.
Đầu tiên là dựng nhà cho những người phong (tính đến nay, đã có gần 200 căn nhà được làm) để họ an cư; kế đến là hướng dẫn và tạo cho họ một số điều kiện để sống vệ sinh; rồi giúp họ phương tiện sinh sống, làm ăn như hỗ trợ vốn, giống...; cuối cùng là đưa con em người phong đến trường (hiện tại Pleiku, có gần 100 em con người phong được một số giáo xứ, dòng tu nuôi dưỡng cho ăn học). Công việc này đòi hỏi nhiều công khó và cả tiền củạ Các nữ tu mà tôi gặp hôm ngày gặp gỡ tâm sự rằng,
“dù đi lui tới hàng ngày cả trăm cây số trong rừng núi, có nhiều nơi phải đi bộ cả ngày đường để thăm nom, chăm sóc người phong nhưng họ vẫn không cảm thấy mệt mỏi và thất vọng bằng việc nghe tin một cháu nào đó con người phong bỏ học”.
Mà chuyện học của các em con người phong dân tộc thì lại vô cùng khó khăn : đứa thì đã lớn tuổi, đứa thì mặc cảm, đứa lại không hiểu tiếng Kinh, lại thêm chuyện bị kỳ thị nên các cha, các nữ tu và những người thiện chí phải tìm mọi cách để giúp các em : gởi trường xa nhà, dạy thêm sau giờ đến trường, nuôi nấng, động viên...Khó khăn là thế nhưng cũng đã có nhiều em thành tài : tỷ như Drit ở Phú Bổn xong 12 đang học Y học dân tộc, tỷ như H’An ở Ia Pa đã có Tú tài và chuẩn bị học xong Y tá... Cũng có những người phong dân tộc rất ý thức việc giúp con đổi đời qua chuyện ăn học, như ông Nay Alo ở A Jun Pa có 5 con thì một làm giáo viên, một đang học 12, một đang học lớp 9 và một học lớp 5, chỉ duy nhất người con gái đầu ít học đang đi làm công nhân. Anh bảo bản thân đã lành bệnh nên không còn bế tắc và buông xuôi như ngày trước, đã có thể phụ vợ làm nương rẫy lo cho con ăn học, tất nhiên là có sự hỗ trợ nhiều của các nữ tụ Đặc biệt có trường hợp ông Sép ở Chư Sê, sau khi phát hiện bệnh đã bỏ đi làm ăn xa để không tạo sự mặc cảm cho vợ con. Hàng tháng ông đều đặn gởi tiền về nuôi con. Nhờ chương trình của cha Đông và các nữ tu phát hiện hỗ trợ, nay ông không những đã lành bệnh mà còn có đàn con ăn học tử tế : 1 học xong Đại học và 4 có Tú tài.
Rất nhiều, rất nhiều những cảnh nhà trước và sau khi lành bệnh của những người phong được kể ra trong ngày hội ngộ. Đó là sự chia sẻ, động viên lớn lao với những anh em bệnh còn do dự chưa đi chữa trị. Đó cũng là nguồn an ủi cho những người bao nhiêu năm âm thầm lo cho người phong vùng cao nay được nhìn thấy những mong muốn của mình ít nhiều đã thành sự thật. Tuy nhiên, nói như cha Đông,
“một khi nghe biết những nhu cầu và thành quả mà bệnh nhân phong sau khi lành đã đạt được, chúng tôi cảm thấy trách nhiệm của mình nặng nề hơn và thúc bách hơn để duy trì công việc này”
. Vâng, cha Đông và vài chục nữ tu, giáo dân cộng sự có lẽ không thể gánh vác nổi, nếu không có sự hà hơi, tiếp sức của nhiều người, nhiều ân nhân từ trước đến nay và cả trong tương lai.
trích đăng từ báo Công Giáo và Dân Tộc số 1607
Những bước chân không mỏi
LÊ HỮU TUẤN
Phố núi Pleiku ngày 10-5 mưa phủ mù trời. Thế nhưng, trong khuôn viên nhà thờ Thăng Thiên thì rộn ràng tiếng nói cười và trong trẻo những lời thánh ca bằng tiếng Kinh, tiếng Jraị Hôm nay giáo hội kính Chân phước Đamiên, một linh mục sống cùng những người phong đáng thương trên đảo Molokai giữa Thái Bình Dương và đã chết do lây căn bệnh này cuối thế kỷ 19, người được gọi là
Tông đồ của người phong,
cũng
là ngày hướng về người phong theo truyền thống hàng năm của giáo phận Kontum. Hôm nay cũng là lần đầu tiên những người Công giáo lo cho bệnh nhân phong dân tộc ở Gia Lai có buổi họp mặt chung với những người phong đã được chữa lành và một số bà con vừa chớm bệnh.
***
*Hội ngộ trong tình thương yêu...
Từ rất sớm, những chuyến xe đầu tiên khởi đi từ những vùng núi cao nguyên xa xôi đã có mặt ở nhà thờ Thăng Thiên, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ thú vị và đầy tình cảm trong suốt ngày 10-5-2007. Có những chị người dân tộc Bahnar địu theo con trong gùi; có những anh Jrai trai tráng lần đầu tiên xuống phố ngỡ ngàng đứng nhìn xe như đứa trẻ mới được ra đường lớn. Đó đây, vài nhóm những người dân tộc đã trọng tuổi có mà ngang tầm
“bẻ gãy sừng trâu”
cũng có tay chân ngón còn ngón mất (di chứng của bệnh phong tàn phá) ngượng nghịu, lúng túng đi theo các Yá (nữ tu) trong sân. Họ là những bệnh nhân phong đã được trị lành. Họ cũng có thể là người vừa được phát hiện bệnh. Có tổng cộng 135 anh chị em đang sinh sống ở những làng bản khắp nẻo núi rừng Tây nguyên, có thể là từ Plei Chư, một trong những điểm dừng chân đầu tiên của các nhà truyền giáo cách đây hàng thế kỷ; có thể là ở tận chân đèo An Khê, nơi nhà Tây Sơn tập trung nghĩa binh trước khi tiến ra Thăng Long thống nhất Nam - Bắc; hoặc từ một nếp nhà cũ nào đó bên triền núi Mang Yang, là
"cổng Trời"
theo cách gọi của người dân tộc... Ngoài ra, trong ngày hôm nay còn có hơn 20 nữ tu và giáo dân là những người đang trực tiếp lo cho anh chị em phong dân tộc. Tất cả hội về để lần đầu gặp gỡ, lần đầu biết đến những người anh em đồng cảnh bệnh tật và những nhà thiện nguyện, những linh mục, nữ tu lâu nay âm thầm nâng đỡ mình bằng một chút vật chất cùng cả biển cả tình thương. Vui và nhộn nhịp như một đại gia đình gồm nhiều cảnh đời và hoàn cảnh khác nhaụ Họ chỉ có chung một điểm là niềm tin vào cuộc sống, vào tình người cùng những kỳ vọng của những người từng bị bản làng ruồng rẫy do căn bệnh quái ác : Bệnh phong.
Linh mục Nguyễn Vân Đông, Quản hạt Pleiku, Chánh xứ Thăng Thiên, người đã có ngót 20 năm lo cho những bệnh nhân phong dân tộc, cũng là người có sáng kiến tổ chức ngày hội này cho biết :
“Mục đích của ngày gặp gỡ là để tìm hiểu những nhu cầu chung của người bệnh sau khi lành, để biết thêm một số khó khăn mà những người đang giúp người phong gặp phải, để nhờ anh em đã lành bệnh thuyết phục những anh em bị bệnh nhưng chưa chịu đi chữa trị nên đi chữa và nhất là để những người đã hoặc đang bị bệnh phong gặp gỡ nhau, thăm hỏi hoàn cảnh của nhau”
.
Theo thống kê, tỉnh Gia Lai hiện có 1,1 triệu dân, trong đó có chừng 500 ngàn người thuộc dân tộc thiểu số với 34 dân tộc khác nhau, nhưng đông nhất vẫn là người Jrai và Bahnar. Có khoảng 3000 người dân tộc bị mắc bệnh phong, phần lớn trong số họ đã được điều trị lành, chỉ còn một số ít là chưa chịu đi điều trị do hoàn cảnh (con nhỏ, sợ không ai lo, sợ bỏ nương rẫỵ..) hoặc do tập quán (sợ đi điều trị phải tháo khớp, cụt tay chân, chết không liền thây sẽ bị làng khinh rẻ, chê cườị..). Công lớn trong việc giúp người dân tộc điều trị bệnh phong phải kể đến những nữ tu của các dòng Phaolô Đà Nẵng, dòng Anh Phép lạ, dòng Phú Xuân Huế và một số anh em giáo dân hoặc không Công giáo thiện nguyện. Họ lang thang khắp các miền núi rừng, lên tận đầu nguồn những ngọn thác trong dãy Trường Sơn, vào sâu trong những bản làng cách Pleiku hơn trăm cây số để chăm sóc người bệnh, kết hợp với chính quyền, Hội chữ thập đỏ địa phương và Trung tâm điều trị phong Quy Hòa để động viên đưa người bệnh đi điều trị. Cha Đông thì đứng mũi chịu sào, ngược xuôi tìm kinh phí, tìm gạo thóc mắm muối, quần áo cũ, gồng gánh, chu cấp cho họ tiền chữa bệnh, tiền đi lại, tiền bồi dưỡng và cả việc phải lo cho gia đình, con cái họ nếu người bệnh là trụ cột gia đình. Chưa hết, sau khi lành, những người thiện nguyện còn phải xoay sở để tìm cách cho người bệnh đã lành hòa nhập được với cộng đồng. Kể là vô vàn công phu.
*Những thao thức...
Mỗi người, dù đã lành hay còn mang mầm bệnh phong, khi về dự ngày gặp gỡ đều mang những tâm trạng và ước mơ cho riêng mình, cho gia đình và bản làng nơi mình sinh sống. Có hai dạng định cư của người phong trên cao nguyên là định cư thành những làng toàn người phong (do nhà nước hay các ân nhân lập) hoặc sống rải rác trong rừng cách biệt cộng đồng. Kiểu nào thì cũng rất đáng thương và cần nâng đỡ.
Ông Pảyh, một cộng tác viên của chương trình lo cho bệnh nhân phong dân tộc của cha Đông và các nữ tu, người ở tận huyện Mang Yang cho biết :
“Người phong bị cô lập ngoài bìa rừng hoặc trên các triền núi, họ sống đơn độc hoặc một nhóm vài người đồng bệnh. Cái họ cần nhất là nguồn nước vì trên núi không đào được giếng, trong khi dân bản thì cấm họ không được đụng đến những sông suối có nước chảy về làng. Vì vậy mà nhiều nơi, người phong vốn đã đau đớn, tay chân không nguyên vẹn vẫn phải đi hàng cây số tìm nước gùi về dùng. Thấy đau lòng lắm !”
. Cũng có chỗ, như nữ tu Dòng Anh Phép lạ Pơnh, một người chuyên lo cho những người phong trong các hẻm núi miền Gia Lai kể :
“Cả vùng chỉ có một hố nước “mọi” (nước từ đất chảy ra-NV) lối một mét vuông, sâu vài tấc. Làng không cho người phong bước xuống mảnh ruộng có hố nước đó nên họ phải đứng từ trên các chỏm đá dùng ống tre múc từng ngụm một đem về dùng...”
. Nói chung, nguồn nước luôn là thao thức lớn của những người lo cho bệnh nhân phong vùng sâụ Phần lớn những đề nghị của người bệnh trong buổi gặp gỡ cũng đề cập đến chuyện nước sinh hoạt. Cũng chính vì thế mà trong những năm qua, cha Đông đã tập trung tìm cách đào giếng hoặc dẫn đường nước cho nhiều vùng có người phong dân tộc sinh sống. Có những nơi quá hiểm trở và không thể đào giếng thì làm đường để họ đi lấy nước. Tuy nhiên, chỉ có nước không thì vẫn không đủ. Quan niệm của những người đang làm chương trình hỗ trợ cho người phong vùng cao là sau khi giúp họ cải thiện đời sống, ổn định sinh hoạt và chữa bệnh, điều lớn nhất là phải giúp họ xóa tan mặc cảm bệnh tất và hòa nhập với cộng đồng. Nhất là với thế hệ con cái họ.
Đầu tiên là dựng nhà cho những người phong (tính đến nay, đã có gần 200 căn nhà được làm) để họ an cư; kế đến là hướng dẫn và tạo cho họ một số điều kiện để sống vệ sinh; rồi giúp họ phương tiện sinh sống, làm ăn như hỗ trợ vốn, giống...; cuối cùng là đưa con em người phong đến trường (hiện tại Pleiku, có gần 100 em con người phong được một số giáo xứ, dòng tu nuôi dưỡng cho ăn học). Công việc này đòi hỏi nhiều công khó và cả tiền củạ Các nữ tu mà tôi gặp hôm ngày gặp gỡ tâm sự rằng,
“dù đi lui tới hàng ngày cả trăm cây số trong rừng núi, có nhiều nơi phải đi bộ cả ngày đường để thăm nom, chăm sóc người phong nhưng họ vẫn không cảm thấy mệt mỏi và thất vọng bằng việc nghe tin một cháu nào đó con người phong bỏ học”.
Mà chuyện học của các em con người phong dân tộc thì lại vô cùng khó khăn : đứa thì đã lớn tuổi, đứa thì mặc cảm, đứa lại không hiểu tiếng Kinh, lại thêm chuyện bị kỳ thị nên các cha, các nữ tu và những người thiện chí phải tìm mọi cách để giúp các em : gởi trường xa nhà, dạy thêm sau giờ đến trường, nuôi nấng, động viên...Khó khăn là thế nhưng cũng đã có nhiều em thành tài : tỷ như Drit ở Phú Bổn xong 12 đang học Y học dân tộc, tỷ như H’An ở Ia Pa đã có Tú tài và chuẩn bị học xong Y tá... Cũng có những người phong dân tộc rất ý thức việc giúp con đổi đời qua chuyện ăn học, như ông Nay Alo ở A Jun Pa có 5 con thì một làm giáo viên, một đang học 12, một đang học lớp 9 và một học lớp 5, chỉ duy nhất người con gái đầu ít học đang đi làm công nhân. Anh bảo bản thân đã lành bệnh nên không còn bế tắc và buông xuôi như ngày trước, đã có thể phụ vợ làm nương rẫy lo cho con ăn học, tất nhiên là có sự hỗ trợ nhiều của các nữ tụ Đặc biệt có trường hợp ông Sép ở Chư Sê, sau khi phát hiện bệnh đã bỏ đi làm ăn xa để không tạo sự mặc cảm cho vợ con. Hàng tháng ông đều đặn gởi tiền về nuôi con. Nhờ chương trình của cha Đông và các nữ tu phát hiện hỗ trợ, nay ông không những đã lành bệnh mà còn có đàn con ăn học tử tế : 1 học xong Đại học và 4 có Tú tài.
Rất nhiều, rất nhiều những cảnh nhà trước và sau khi lành bệnh của những người phong được kể ra trong ngày hội ngộ. Đó là sự chia sẻ, động viên lớn lao với những anh em bệnh còn do dự chưa đi chữa trị. Đó cũng là nguồn an ủi cho những người bao nhiêu năm âm thầm lo cho người phong vùng cao nay được nhìn thấy những mong muốn của mình ít nhiều đã thành sự thật. Tuy nhiên, nói như cha Đông,
“một khi nghe biết những nhu cầu và thành quả mà bệnh nhân phong sau khi lành đã đạt được, chúng tôi cảm thấy trách nhiệm của mình nặng nề hơn và thúc bách hơn để duy trì công việc này”
. Vâng, cha Đông và vài chục nữ tu, giáo dân cộng sự có lẽ không thể gánh vác nổi, nếu không có sự hà hơi, tiếp sức của nhiều người, nhiều ân nhân từ trước đến nay và cả trong tương lai.
trích đăng từ báo Công Giáo và Dân Tộc số 1607
|
|
In Bài