|   |   |   |   | 
  |     |     In


Bạn thân mến,  
 
Bạn hỏi tôi tại sao lại có chuyện “Hũ Kẹo Tình Thương” ? Đi tập tành bán kẹo giúp cho chương trình HVTN, tôi thật ngại khi cầm bút viết lên cảm tưởng này vì nhiều lý do: thứ nhất chắc chắn là việc làm của mình đối với chương trình chỉ là một chuyện rất nhỏ nhoi so với các công việc lớn lao của các anh chị khác đã làm. Thứ hai đây là lần đầu tiên mình thực hiện chuyện bán kẹo, chắc kết quả sẽ rất khiêm nhường! Thứ ba là đã hơn 20 năm nay tôi chưa hề cầm bút viết lách một điều gì, mặc dầu bạn bè kêu réo viết bài cho báo và cái vốn viết lách cỏn con của mình thì theo năm tháng đã tàn phai mất rồi.  Nhưng cuối cùng tôi cũng ngồi đây viết lên vài dòng làm vui lòng cô bạn thân của tôi .  
 
Pleiku đối với tôi không xa lạ gì, tôi hầu như đã lớn lên ở đó từ thời tiểu học là trường Nữ Tiểu Học, rồi lên trung học Minh Đức cho tới khi lên Đàlạt để vào trường Chính Trị Kinh Doanh. Thời tiết Pleiku rét lạnh, quanh năm mưa phùn gió bấc, đường đất đỏ trơn trợt. Đã có lần tôi trách ba tôi tại sao mang tôi từ thành phố Huế thơ mộng lại đi đày lên xứ Pleiku xấu xí buồn bã này . Tôi nhớ những ngày đầu tiên tôi trố mắt nhìn những người Thượng đi qua nhà. Đàn ông thì đóng khố cởi trần, đàn bà thì chỉ mặc chiếc váy phần trên cởi trần (đã có thời tôi mắc cở mỗi khi nhìn họ). Người Thượng vào thành phố đi từng hàng một với chiếc gùi sau lưng có con gà, con vịt hoặc những trái bầu, trái bí mà họ đã trồng, cũng ốm o xơ xác như họ để mong đổi lấy quần áo. Với người Thượng họ không cần tiền chỉ cần quần áo là nhu cầu rất lớn đối với khí hậu khá rét lạnh của Pleiku. Thuở nhỏ, đầu óc đầy nghệ sĩ tính và giàu tưởng tượng vào tuổi lên 10, trong những ngày mưa dầm dề và lạnh, lần đầu tiên trông thấy những người Thượng, tôi cứ tưởng mình lạc vào khu rừng có Tarzan và buồn bã hát bài “Mưa rừng ơi mưa rừng..” rồi khóc nức nở... (chuyện này bây giờ tôi mới tiết lộ và sau đó tôi nổi tiếng trong trường Nữ Tiểu Học khi đơn ca bài Mưa Rừng).  

Thế rồi tôi “phải” lớn lên ở thành phố đó, trở thành một “em Pleiku má đỏ môi hồng”. Tôi lần lần thương mến thành phố núi đó, và tham gia những chương trình Xã hội trong trường, đi vào những làng Thượng, đã uống chung những hũ rượu cần mà không thấy gớm, rồi cũng nhảy múa bên tiếng cheng tiếng gồng trong những kỳ hội chiêng trống mổ trâu bò. Căn nhà sàn tôi hằng lui tới ở trên thì có khung dệt vải, ở dưới thì nhốt súc vật nuôi lấy thịt. Con đường đất đỏ không làm tôi khó chịu nữa và rồi hình ảnh những người Thượng như những mảnh đời của tuổi thơ tôi vậy… 

Tôi nhớ cách đây độ một năm, có lần cô bạn của tôi đã thỏ thẻ nói về chương trình giúp cha Đông và những người bệnh phong cùi bất hạnh trên xứ Tây nguyên. Cô nói về những trăn trở của mình là làm sao có chương trình giúp đỡ dài hạn để có chút ngân quỹ cho những con người bất hạnh đó...Tôi nhìn cô bạn, chắc là cô chẳng quen những người Thượng như tôi, chắc là chẳng bao giờ cô sống với người Thượng như tôi, mà tại sao cô tha thiết với họ đến thế? Tôi cũng có tham gia đóng góp nhưng một cách thờ ơ như lần đầu tiên tôi đến thành phố Pleiku mấy chục năm về trước. Tôi để yên cho cô mơ mộng, đắm chìm trong những suy nghĩ của mình mà vẫn thờ ơ như không phải chuyện của tôi \  

Rồi một ngày gần đây, tôi thấy cô bạn mình đầy bận rộn, lộ rõ nét xanh xao trên khuôn mặt của bạn, tôi được biết bạn làm thêm buổi tối dịch sách rất khuya để có tiền nhuận bút gởi cho chương trình Tây nguyên. Phải đến thế cơ à? Tôi thật xúc động!  Hóa ra những trăn trở ấy không những đi vào trong giấc mộng của cô mà đã biến thành một công việc lấy đi thời gian nghỉ ngơi của cô . Cô đã làm tôi giật mình sao lại có người mê đắm trong việc lo cho tha nhân như thế?

Còn mình, mình thì sao ??? 

Thôi dịch sách báo thì mình chịu thua, mỗi ngày sau công việc ở sở để trả nợ cho cuộc sống, tôi lại lang thang làm thêm một “job “ khác là đi cắt tóc ở tiệm của các em tôi. Tôi nhận thấy những khách hàng nhỏ bé của tôi và ngay cả những người lớn rất thích ăn kẹo. Hũ kẹo nằm trên quầy vơi đi rất nhanh theo số lượng khách. Ôi chao!  Tại sao tôi lại không nghĩ đến việc bán kẹo để giúp cho chương trình HVTN thay vì dịch sách ??? Tôi làm một bài tính cứ mỗi tuần 200 người vào cắt tóc ở mỗi cửa tiệm thì ít nhất cũng có 10 người mua kẹo thì tôi đã có một ít tiền nhỏ cho trẻ em nghèo rồi. Nói là làm, tôi về nhà hì hục vào internet tìm cho ra máy bán kẹo nào tốt nhất, rồi tìm đến đại lý và đặt mua 3 chiếc máy bán kẹo. Sau đó lại đi vào Sam để tìm coi loại kẹo nào bắt mắt nhất, xem khách mỗi tiệm là khách nhi đồng hay người lớn và 3 máy bán kẹo của tôi thành hình từ đó.  
Thế rồi mỗi tối đi làm thấy thật vui khi vừa bước chân vào tiệm cắt tóc vừa nghe tiếng leng keng của tiền cắc rớt vào hũ kẹo và kẹo chui ra vào tay khách –  thật là vui! Cứ nhìn kẹo vơi đi trong máy thì lòng càng phấn khởi khi nghĩ rằng số tiền nhỏ này sẽ trở thành niềm vui cho những em bé bất hạnh. Mình gọi cho “người ấy” liền và báo cho cô hay mình sẽ chọn một máy bán mạnh nhất và ủng hộ cả máy lẫn kẹo cho chương trình dài hạn. Từ nay có kẹo mình có thể đóng góp một phần nhỏ vào chương trình thiện nguyện của bạn, để chia sẻ với cô bao đêm thức trắng bên đèn ngồi dịch sách. Tây nguyên lại về trong ký ức của tôi và đã đầy ắp những kỷ niệm sau một thời gian rất lâu vắng bóng trong trái tim đã lạnh lẽo từ lâu của mình. Hình bóng những người Thượng năm nào trên thành phố Pleiku gió núi mưa rừng lại trở về ngọt ngào như những viên kẹo nằm chờ trong máy .  
 
Thế là tôi đã làm cho bạn vui và tôi cũng vui.  
….  
 
Viết tại sở làm, phải viết nhanh không thì xếp biết sẽ bị đuổi việc lại phải đi bán kẹo chuyên nghiệp thì ….khổ !  
 
LH
 

Bạn thân mến,  
 
Bạn hỏi tôi tại sao lại có chuyện “Hũ Kẹo Tình Thương” ? Đi tập tành bán kẹo giúp cho chương trình HVTN, tôi thật ngại khi cầm bút viết lên cảm tưởng này vì nhiều lý do: thứ nhất chắc chắn là việc làm của mình đối với chương trình chỉ là một chuyện rất nhỏ nhoi so với các công việc lớn lao của các anh chị khác đã làm. Thứ hai đây là lần đầu tiên mình thực hiện chuyện bán kẹo, chắc kết quả sẽ rất khiêm nhường! Thứ ba là đã hơn 20 năm nay tôi chưa hề cầm bút viết lách một điều gì, mặc dầu bạn bè kêu réo viết bài cho báo và cái vốn viết lách cỏn con của mình thì theo năm tháng đã tàn phai mất rồi.  Nhưng cuối cùng tôi cũng ngồi đây viết lên vài dòng làm vui lòng cô bạn thân của tôi .  
 
Pleiku đối với tôi không xa lạ gì, tôi hầu như đã lớn lên ở đó từ thời tiểu học là trường Nữ Tiểu Học, rồi lên trung học Minh Đức cho tới khi lên Đàlạt để vào trường Chính Trị Kinh Doanh. Thời tiết Pleiku rét lạnh, quanh năm mưa phùn gió bấc, đường đất đỏ trơn trợt. Đã có lần tôi trách ba tôi tại sao mang tôi từ thành phố Huế thơ mộng lại đi đày lên xứ Pleiku xấu xí buồn bã này . Tôi nhớ những ngày đầu tiên tôi trố mắt nhìn những người Thượng đi qua nhà. Đàn ông thì đóng khố cởi trần, đàn bà thì chỉ mặc chiếc váy phần trên cởi trần (đã có thời tôi mắc cở mỗi khi nhìn họ). Người Thượng vào thành phố đi từng hàng một với chiếc gùi sau lưng có con gà, con vịt hoặc những trái bầu, trái bí mà họ đã trồng, cũng ốm o xơ xác như họ để mong đổi lấy quần áo. Với người Thượng họ không cần tiền chỉ cần quần áo là nhu cầu rất lớn đối với khí hậu khá rét lạnh của Pleiku. Thuở nhỏ, đầu óc đầy nghệ sĩ tính và giàu tưởng tượng vào tuổi lên 10, trong những ngày mưa dầm dề và lạnh, lần đầu tiên trông thấy những người Thượng, tôi cứ tưởng mình lạc vào khu rừng có Tarzan và buồn bã hát bài “Mưa rừng ơi mưa rừng..” rồi khóc nức nở... (chuyện này bây giờ tôi mới tiết lộ và sau đó tôi nổi tiếng trong trường Nữ Tiểu Học khi đơn ca bài Mưa Rừng).  

Thế rồi tôi “phải” lớn lên ở thành phố đó, trở thành một “em Pleiku má đỏ môi hồng”. Tôi lần lần thương mến thành phố núi đó, và tham gia những chương trình Xã hội trong trường, đi vào những làng Thượng, đã uống chung những hũ rượu cần mà không thấy gớm, rồi cũng nhảy múa bên tiếng cheng tiếng gồng trong những kỳ hội chiêng trống mổ trâu bò. Căn nhà sàn tôi hằng lui tới ở trên thì có khung dệt vải, ở dưới thì nhốt súc vật nuôi lấy thịt. Con đường đất đỏ không làm tôi khó chịu nữa và rồi hình ảnh những người Thượng như những mảnh đời của tuổi thơ tôi vậy… 

Tôi nhớ cách đây độ một năm, có lần cô bạn của tôi đã thỏ thẻ nói về chương trình giúp cha Đông và những người bệnh phong cùi bất hạnh trên xứ Tây nguyên. Cô nói về những trăn trở của mình là làm sao có chương trình giúp đỡ dài hạn để có chút ngân quỹ cho những con người bất hạnh đó...Tôi nhìn cô bạn, chắc là cô chẳng quen những người Thượng như tôi, chắc là chẳng bao giờ cô sống với người Thượng như tôi, mà tại sao cô tha thiết với họ đến thế? Tôi cũng có tham gia đóng góp nhưng một cách thờ ơ như lần đầu tiên tôi đến thành phố Pleiku mấy chục năm về trước. Tôi để yên cho cô mơ mộng, đắm chìm trong những suy nghĩ của mình mà vẫn thờ ơ như không phải chuyện của tôi \  

Rồi một ngày gần đây, tôi thấy cô bạn mình đầy bận rộn, lộ rõ nét xanh xao trên khuôn mặt của bạn, tôi được biết bạn làm thêm buổi tối dịch sách rất khuya để có tiền nhuận bút gởi cho chương trình Tây nguyên. Phải đến thế cơ à? Tôi thật xúc động!  Hóa ra những trăn trở ấy không những đi vào trong giấc mộng của cô mà đã biến thành một công việc lấy đi thời gian nghỉ ngơi của cô . Cô đã làm tôi giật mình sao lại có người mê đắm trong việc lo cho tha nhân như thế?

Còn mình, mình thì sao ??? 

Thôi dịch sách báo thì mình chịu thua, mỗi ngày sau công việc ở sở để trả nợ cho cuộc sống, tôi lại lang thang làm thêm một “job “ khác là đi cắt tóc ở tiệm của các em tôi. Tôi nhận thấy những khách hàng nhỏ bé của tôi và ngay cả những người lớn rất thích ăn kẹo. Hũ kẹo nằm trên quầy vơi đi rất nhanh theo số lượng khách. Ôi chao!  Tại sao tôi lại không nghĩ đến việc bán kẹo để giúp cho chương trình HVTN thay vì dịch sách ??? Tôi làm một bài tính cứ mỗi tuần 200 người vào cắt tóc ở mỗi cửa tiệm thì ít nhất cũng có 10 người mua kẹo thì tôi đã có một ít tiền nhỏ cho trẻ em nghèo rồi. Nói là làm, tôi về nhà hì hục vào internet tìm cho ra máy bán kẹo nào tốt nhất, rồi tìm đến đại lý và đặt mua 3 chiếc máy bán kẹo. Sau đó lại đi vào Sam để tìm coi loại kẹo nào bắt mắt nhất, xem khách mỗi tiệm là khách nhi đồng hay người lớn và 3 máy bán kẹo của tôi thành hình từ đó.  
Thế rồi mỗi tối đi làm thấy thật vui khi vừa bước chân vào tiệm cắt tóc vừa nghe tiếng leng keng của tiền cắc rớt vào hũ kẹo và kẹo chui ra vào tay khách –  thật là vui! Cứ nhìn kẹo vơi đi trong máy thì lòng càng phấn khởi khi nghĩ rằng số tiền nhỏ này sẽ trở thành niềm vui cho những em bé bất hạnh. Mình gọi cho “người ấy” liền và báo cho cô hay mình sẽ chọn một máy bán mạnh nhất và ủng hộ cả máy lẫn kẹo cho chương trình dài hạn. Từ nay có kẹo mình có thể đóng góp một phần nhỏ vào chương trình thiện nguyện của bạn, để chia sẻ với cô bao đêm thức trắng bên đèn ngồi dịch sách. Tây nguyên lại về trong ký ức của tôi và đã đầy ắp những kỷ niệm sau một thời gian rất lâu vắng bóng trong trái tim đã lạnh lẽo từ lâu của mình. Hình bóng những người Thượng năm nào trên thành phố Pleiku gió núi mưa rừng lại trở về ngọt ngào như những viên kẹo nằm chờ trong máy .  
 
Thế là tôi đã làm cho bạn vui và tôi cũng vui.  
….  
 
Viết tại sở làm, phải viết nhanh không thì xếp biết sẽ bị đuổi việc lại phải đi bán kẹo chuyên nghiệp thì ….khổ !  
 
LH
 
  |     |  In Bài  In