|   |   |   |   | 
  |     |     In

Kontum - Pleiku - Ban Mê Thuột
 
Còn Một Chút Gì Để Nhớ
 
 
(Những câu thơ trong bài này trích từ bài:
 Còn Chút gì Để Nhớ của Phạm Duy - Vũ Hữu Định)
 
Chuyến đi chơi này tôi không tính đi Kontum, Pleiku, và Ban Mê Thuột. Chương trình dự tính là sẽ đi Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba trong 12 ngày, sau đó, ba đứa con của chúng tôi sẽ về lại Mỹ còn hai vợ chồng tôi sẽ về Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng tôi tính thuê xe đi Đà Lạt, Nha Trang, rồi về lại Sài Gòn chơi vài ngàỵ Tôi sẽ về Mỹ trước, để nhà tôi ở lại thêm một tuần nữa để anh ấy lên Kontum ăn Tết với gia đình và về saụ Tuy nhiên, vì cận Tết nên nhà tôi không mua được vé máy bay đi Kontum, vì vậy chúng tôi đã đổi chương trình, từ Nha Trang thay vì về lại Sài Gòn, chúng tôi đi thẳng lên Kontum luôn. Nhờ chuyến đi lên Kontum kỳ này mà tôi tình cờ gặp được cha Đông, các soeur dòng thánh Phao Lô và các em ở Pleiku; đã được các soeur và các em ủy thác cho việc chuyển lời cám ơn các ân nhân bên Mỹ đã có ý giúp đỡ họ. Hy vọng sau khi quý vị đọc được bài này sẽ cảm thấy hãnh diện là mình đã có đóng góp, giúp đỡ, và người nhận đã trân trọng cảm tạ.
 
Kontum:
Ở Kontum, lúc tôi đi qua tiệm chụp hình phía trước nhà để sang mấy cuốn phim mới chụp thì nghe bà chủ tiệm nói với ông chủ rằng văn phòng giám mục điạ phận Kontum muốn nhờ ông chụp hình cho buổi tiếp đón một đức giám mục từ Mỹ qua vào ngày hôm saụ Bà chủ đưa tờ chương trình cho ông chủ xem. Tôi bèn xem ké thì thấy có tên cha Đông trong danh sách các giám mục và linh mục ra phi trường để đón đức giám mục người Mỹ này và sau đó tất cả sẽ về Kontum để cử hành thánh lễ. Vì biết tên cha Đông qua sự quyên tiền của một nhóm cựu sinh viên Đại Học Đà Lạt bên Mỹ này nên khi về nhà, tôi bèn nói chuyện này cho nhà tôi haỵ Bà mẹ chồng nghe vậy liền nói:
-Cha Đông ở đây ai cũng biết đến. Ông ở Gia Lai nhưng lo rất nhiều cho đồng bàoThượng và có lập một viện mồ côi ở đâỵ Muốn gặp ông cha này thì qua hỏi chú Nho bên cạnh nhà mình đâỵ Chú đang giúp các soeur của viện mồ côi đó.
Ông Nho là người đã lên lập nghiệp trên Kontum hơn 40 năm nay và là bạn thân với bố mẹ của chồng tôị Tôi nghe lời, đi qua gặp ông Nho thì ông cho biết ngày mai cha Đông sẽ ghé qua nhà ông vì có một số người trong họ đạo cũng muốn gặp chạ Vậy là hôm sau tôi lại qua nhà ông Nho để gặp cha Đông. Trong buổi nói chuyện, tôi hỏi việc làm của cha là gì, cha cho biết công việc của cha rất là đa dạng, nghĩa là cái gì cũng có, nhưng việc chính của cha là làm sao giúp cho đồng bào Thượng học hỏi thêm để giảm bớt sự chết chóc, bệnh hoạn, và cho họ có cơ hội đi học để có khả năng sống như đồng bào Việt Nam. Cha nói trong chuyến đi Mỹ vừa qua, số tiền cha quyên được, một phần được cha dùng để mua một chiếc xe bus để đưa người Thượng đi cho biết đó đây vì từ trước tới nay họ chỉ ở trên núi mà thôị Điều này làm tôi nhớ đến chuyến đi thăm mộ của gia đình nhà chồng sáng naỵ Ở đó, tôi cũng gặp 6, 7 em trai người Thượng. Các em hình như sống gần đó nên khi thấy có ai đến viếng nghĩa trang thì mang cuốc và xẻng đến để chờ nếu có ai cần nhổ cỏ hay trùng tu mồ mã thì sẽ thuê các em làm. Ngoài ra, các em cũng chờ cho khách ra về để chia nhau những thức ăn mà khách mang đến cúng cho thân nhân quá vãng của họ. Ai cúng cái gì thì các em ăn cái nấy, kể cả bia và thuốc lá. Tôi nhìn cảnh các em ngồi trên bờ tường của một ngôi mộ đối diện, chia nhau điếu thuốc cúng dỡ của ai đó, có đứa chưa hút thuốc bao giờ nên ho sặc sụa làm tôi cười muốn đau bụng. Tôi hỏi xin chụp cái hình thì các em cười khúc khích lắc đầụ Tôi đưa máy chụp hình lên thì các em nhanh nhẹn búng người ra sau các bờ tường để trốn. Tôi tính quay đi, thì một hai em vừa cười khúc khích vừa đưa cái chân lên vừa gọi:
 -Chụp đị
 Tôi lắc đầu thì mấy em lại đưa cái cán cuốc lên và nói:
-Chụp đị
Lần này tôi cũng lắc đầu và cất máy chụp hình đi thì các em lại búng người lên ngồi lại trên bờ tường như cũ. Cuối cùng chỉ có hai em là chịu cho tôi chụp hình mà thôị
 
Bây giờ nghe cha Đông nhắc đến chuyện mua xe bus để đưa người Thượng đi cho biết đó đây thì tôi chợt nhớ đến các em và mong các em sẽ có ngày được ngồi trên chiếc xe bus đó, để đi cho biết đó đâỵ   
 
Tiếp tục câu chuyện với cha Đông, cha cho biết số tiền còn lại cha xây được 7 căn nhà lầu, và còn tiếp tục xây cất thêm nhưng không ngờ căn nhà sau này vì không đủ tiền để hoàn tất nên cha đang cố gắng để quyên thêm. Khi từ giã, cha mời tôi nếu có đi Pleiku thì ghé nhà thờ Đức An của cha coi cho biết. Tôi đang lười biếng nên chẳng hứa hẹn gì cả. Tối hôm đó, tôi rủ nhà tôi đi dự buổi lễ do các giám mục đồng tế tại nhà thờ gỗ. Ông Nho cho biết đức giám mục người Mỹ này là người đặc trách về chương trình định cư, không biết có dính dáng gì đến việc chính phủ Mỹ chấp thuận cho đồng bào Thượng ở Việt Nam đi Mỹ  hay không. Có gần 1000 người đi dự lễ, trong đó khoảng 700 người là người Thượng. Lần đầu tiên nhìn thấy những người Thượng kính cẩn dự lễ, và lần đầu tiên được nghe hát thánh ca bằng tiếng Thượng, tôi không ngờ nhạc thánh ca của họ lại có thể hay đến như thế.  Tôi ra về mà trong đầu cứ còn ngân nga mãi tiếng thánh thót của những bài thánh ca này; tôi lại còn bị hành hạ bởi một câu giảng của đức cha người Mỹ: “Wherever I go, you go with me”, đã được thông dịch lại là “Cha đi bất cứ nơi nào thì các con sẽ cùng đi với cha”. Ổng ở tận bên Mỹ mà cũng chịu khó lên đến Kontum để thăm các con chiên, còn tôi thì đang có mặt ở Kontum mà lại lười biếng không muốn đi thăm ai cả. Vậy là sáng hôm sau tôi đổi ý, ghé thăm nhà thờ Đức An của Cha Đông mà không báo trước.
 
PleiKu:
-Nhà Thờ Đức An:
Đến nhà thờ Đức An thì thấy Cha Đông đang đứng trên căn nhà đang xây dỡ dang nằm phía bên phải của nhà thờ. Căn nhà mà cha nói là không đủ tiền để hoàn tất. Cha nói xây căn nhà này cho ai thì tôi quên mất, hình như cho những người già yếu không có thân nhân trông coị Cha giới thiệu anh thư ký Sỹ Hùng đang đứng bên cạnh. Tiện đây anh cũng xin gởi lời cám ơn các anh chị cựu sinh viên đại học Đà Lạt đã đóng góp để trả trước 2 năm lương cho anh dùm giáo xứ Đức An. Chúng tôi chỉ mới nói chuyện vài câu thì một  Soeur hướng dẫn các em nội trú nhà nghèo - gồm 60 em - khiêng một cây quất đến chúc Tết Chạ Cha giới thiệu chúng tôi là một trong các ân nhân từ Mỹ về (oan cho tui qúa) nên soeur và các em nhờ tôi gởi lời cám ơn các ân nhân dùm luôn. Kế đó, Cha Đông đưa chúng tôi ghé qua thăm nhà trông coi các trẻ em bị khuyết tật nằm phía sau lưng nhà thờ. Các em thấy chúng tôi đến thì chạy ra bu quanh, chào cô chào chú tưng bừng cả lên.  Cô giáo của các em - gồm có 7 cô - cũng gời lời cám ơn.
 
-Dòng thánh Phao Lô:
Dòng thánh Phao Lô ở Pleiku nằm cách nhà thờ Đức An chừng 1 cây số. Mẹ bề trên và Cha Đông chỉ cho chúng tôi xem căn nhà lầu 2 tầng mới được xây xong mà một phần số tiền dùng để xây cất là do sự đóng góp của cựu sinh viên Đại Học Đà Lạt. Căn nhà này được dùng cho các em con người cùi ở - có khoảng 100 em. Các em nghe tôi đòi chụp hình thì khoan khoái réo nhau lẹt xẹt chạy xuống. Tôi phải đợi đến 10 phút mới có đông đủ các em để chụp một cái hình. Ở đây, mẹ bề trên cũng gời lời cám ơn các ân nhân bên Mỹ đã có lòng giúp đỡ. Khi ra về, chúng tôi đuợc chỉ cho xem một căn nhà nằm riêng ở phía ngoài, nơi dành cho bố mẹ cùi đến thăm con cái của họ. Tôi nghĩ thầm: thăm thì vui rồi nhưng khi từ giã thì chắc là đau lòng lắm. Chỉ mong họ sẽ hoan hỹ ra về khi nhìn thấy các con mình đã được các soeur chăm sóc chu đáọ  Đến đây thì phải xin vinh danh các soeur: “May mà có soeur, đời của nhiều người đã được rất là dễ thương”.
 
-Viếng nghĩa địa các thai nhi:
Cuối cùng, chúng tôi theo cha Đông đi viếng nghĩa địa của các thai nhi, chết vì thai bị hư, hay bị phá. Nghĩa địa nằm cách nhà thờ Đức An chừng 2 cây số. Nhìn hàng chữ "Chúng con tha thứ cho cha me" được khắc trên tấm bảng treo giữa nhà nguyện của nghĩa địa mà tôi rùng mình, đọc lên nghe sao âm u và ai oán quá chừng. Hai bên nhà nguyện lại có hai cây xương rồng mà trên mỗi cái lá đều có ghi lại câu “xin cho linh hồn . . .”  làm tôi phân vân không biết có phải cha mẹ các em đã khắc lại những lời xin này hay không.
Cha Đông nói:
-Linh hồn các em linh lắm, nhiều người đã đến đây cầu xin và đã được giúp đỡ. Vậy  ai muốn xin cho được phát tài thì cứ xin đị
Tôi đùa:
-Chắc không xin được phát tài đâụ Ở tuổi này mà được dư ăn, dư mặc đến tròn quay như  thế này thì còn đòi xin phát tài chi nữạ Thôi thì chỉ xin cho các em được yên nghỉ mà thôị
Chợt nhìn qua chú tài xế, thấy chú đang còn trẻ và không biết chú có dư ăn, dư mặc như tôi không nên tôi nói:
-Chú T. có muốn phát tài thì cứ xin đi nhé.
Chú tài vừa cười vừa gật đầụ Chúng tôi không đem nhang đèn theo, nhưng thấy bên cạnh cái lư hương ở giữa nhà nguyện có mấy cây nhang chưa đốt còn nằm vung vãi trên đất nên chúng tôi lượm lên, mỗi người một cây, đốt nhang, và cắm vào lự Riêng tôi thì cầu cho linh hồn các em được sớm về chốn bình  an.
 
Không biết linh hồn các em có phù hộ gì cho chúng tôi không, nhưng sau khi từ giã cha Đông để đi Ban Mê Thuột và sau đó trên đường về Sài Gòn, chúng tôi tránh được một tai nạn rất hiểm nghèọ Tôi nói đùa với chú tài:
-Linh hồn của mấy em ở nghĩa địa giúp mình đó, chứ không là tụi mình toi mạng rồị
Chú tài nói:
-Khi nào đi đâu xa mà có dịp để khấn xin điều gì thì em đều xin cho được trở về an toàn. Lúc đứng ở nghĩa địa trên Pleiku em cũng làm thế.
Tôi nói thêm:
-Thật ra cũng nhờ tài lái xe của chú nhiều hơn.
Tôi nói thế vì bên ngoài tôi làm như không tin lắm về chuyện người chết giúp đỡ người sống dựa trên những lời người sống cầu xin, nhưng trong lòng, tôi phải nghi ngờ một chút xíu về lòng tin này vì có một chuyện đã xảy ra cho gia đình tôi cách đó 10 ngày, trong chuyến đi du lịch ở Thái Lan, Mã Lai, và Tân Gia Ba, và “cô hồn” mà tôi nghi đã giúp đỡ chúng tôi là một người nằm trong cái nghĩa địa chôn các tù nhân đã bị Nhật bắt vào thế chiến thứ II để buộc họ phải xây cho xong cái “cầu sông Kwai” bên Tháị Nghĩa địa nằm bên một ven sông nên phải đi ghe đến. Chung quanh nghĩa địa trồng đầy những cây sứ nên bông sứ rơi rụng lác đác trên sân. Tôi chọn đại một ngôi mộ, đặt lên đó một cái bông sứ màu đỏ, dầu biết đã qua 60 năm nay rồi nhưng tôi cũng cầu xin cho linh hồn ông được an nghỉ. Chợt nhìn thấy tuổi của ông lúc chết bằng tuổi của thằng con trai út của tôi nên tôi nói thêm:
-Xin ông phù hộ cho nó. Nó lông bông quá nên tôi lo lắm.
Và trước khi rời nghĩa địa, tôi chụp cái hình ngôi mộ của ông để giữ lại tên tuổị
Ba ngày sau, trên đường đi ra phi trường Mã Lai để đi Tân Gia Ba, thằng con trai thứ hai chợt khám phá ra nó đã làm mất vé máy bay và sổ thông hành. Chúng tôi hoảng hốt quay về lại khách sạn, lục từng cái va li, lên phòng lục lọi từng li từng tí, hỏi han những người giúp việc trong khách sạn, nhưng cũng không tìm thấy giấy tờ đã mất. Nhân viên hướng dẫn du lịch  gọi người quản lý của anh đến. Anh này đề nghị chúng tôi nên để cháu ở lại vì nó đã 28 tuổi, có thể tự mình lo liệụ Anh sẽ gọi cho cảnh sát để khai báo mất vé và sổ thông hành, sau đó sẽ đưa cháu ra toà đại sứ để xin cấp giấy thông hành tạm và mua vé khác cho cháu đi về Mỹ. Tuy nhiên, hôm đó là ngày thứ sáu, tòa đại sứ đóng cửa lúc 2 giờ chiều mà lúc đó đã 1:30 chiều nên anh nói anh sẽ đưa cháu vào lại khách sạn giữ phòng trước để nếu không xin giấy tạm thời được trong ngày hôm đó thì cháu phải đợi đến thứ hai mới xin được. Phần chúng tôi thì anh khuyên phải đi ngay ra phi trường để cho kịp chuyến bay đi Tân Gia Bạ
Trên đường đi đến phi trường, tôi chợt nhớ đến “cô hồn” của tôi, người nằm trong nghĩa trang ở cầu sông Kwaị Tôi nói thầm với ông:
-Biết vậy tôi nhờ ông giúp thằng con thứ hai này mới đúng.
Và tôi năn nỉ:
-Hay là ông giúp nó luôn đị Ông phải  giúp chúng tôi mới được. Tôi không  còn biết phải làm sao nữạ
Tôi kể chuyện  này cho hai đứa con còn lại nghẹ Hai đứa chỉ cười, không tin gì cho lắm. Vậy mà mười phút sau, anh hướng dẫn du lịch gọi điện liên lạc với người quản lý của anh ta thì được cho biết là khi đem đứa con tôi vào lại khách sạn để giữ phòng thì nhân viên khách sạn cho biết là có người mới gọi lại cho biết là đã tìm được vé và sổ thông hành của cháu và kêu cháu lại lấỵ Anh quản lý hiện giờ đang đưa cháu đi lấy lại giấy tờ, sau đó sẽ đưa cháu ra ga xe lửa để đáp chuyến xe lửa tốc hành đến phi trường cùng một lúc với chúng tôị Tôi mừng  quá, cám ơn anh hướng dẫn du lich rối rít. Tôi cũng cám ơn “cô hồn” của tôi rối rít. Hai đứa con  tôi nhìn tôị Trong ánh mắt của chúng, tôi đọc được một điều, đó là các con tôi cũng như tôi, điều tin rằng “cô hồn” kia đã nghe lời tôi cầu xin. Điều này đã làm tôi thắc mắc: những người chết lạc loài chắc cảm thấy cô đơn lắm, nếu có ai đến cầu nguyện hay khấn xin thì linh hồn họ chắc là được an ủi rất nhiều, và có thể vì lý do này mà họ đã giúp những người đến cầu xin không chừng.
 
Trở lại chuyện Pleiku và Kontum, nếu “còn chút gì để nhớ” thì xin qúy vị nhớ đến việc đóng góp để bảo trì nghĩa trang của các thai nhi và xin giúp lời cầu nguyện cho các cô hồn để các em không thấy mình bị bỏ rơi, dầu là đang ở bên kia thế giới; xin cũng nhớ đến những người còn sống và đang cần sự giúp đỡ của chúng ta, làm ơn xin cứ tiếp tục giúp đỡ và đóng góp. Các soeur của dòng Phao Lô đã đem cả tuổi thanh xuân và cuộc đời để phục vụ những người nghèo đói và bệnh tật, vậy chúng ta có nên hy sinh một chút tiền bạc và công sức để trợ giúp cho họ hay không?    
 
Ban Mê Thuột:
Qúy vị nào tính về Việt Nam mà có dư giờ  thì xin đi một chuyến lên Kontum, Pleiku, và Ban Mê Thuột. Nếu có đi Ban Mê Thuột và có dư giờ thì xin đến thăm soeur Blandine Nguyễn Thị Thanh, năm nay đã 70 tuổi, thuộc dòng thánh Phao Lô để nghe soeur kể chuyện. Từ chuyện một ông cán bộ cộng sản nằm vùng nơi phi trường để chỉ chỗ cho Việt cộng pháo kích trước 1975, sau này khi bị ung thư gan sắp chết thì chỉ có các soeur chăm sóc nên trước khi chết đã xin vào đạo công giáo, đến chuyện các soeur mang các em khuyết tật về trình diễn ở Sài Gòn để quyên tiền về xây một căn nhà cho các em và những khó khăn mà các soeur phải đương đầu, và còn nhiều chuyện khác nữạ Cũng xin thêm là nếu có dư tiền thì xin qúy vị cũng giúp cho các soeur ở Ban Mê Thuột luôn. Địa chỉ của nhà dòng là 118 Phan Chu Trinh.
 
Nếu không biết đường đến và hỏi cô hầu bàn ở khách sạn Thiên Mã thì sẽ được cô chỉ đường như sau:
-Từ khách sạn ni, anh đâm thẳng tới ngã tư trước mặt thì quẹo lên, quẹo lên rồi thì đi một hồi tới cái ngã tư có xe chạy thiệt là nhiều đó thì anh quẹo ngược xuống, quẹo xuống rồi thì đi một hồi nữa thì tới nhà thờ giám mục, tới đó hỏi thì biết ngaỵ
Nếu khách thắc mắc hỏi lại cô là quẹo lên có nghĩa là quẹo trái hay quẹo phải thì sẽ bị cô la cho:
-Phải trái chi cho mệt. Đã nói quẹo lên thì cứ quẹo lên chứ phải trái làm chị
Đến khi thấy người hỏi đường mặt cứ nghệt ra thì cô bèn thương hại kéo khách ra đứng trước cửa khách sạn chỉ chỏ một hồị Lúc đó mới biết quẹo lên có nghĩa là quẹo phải, còn quẹo xuống là quẹo trái, mà đâm thẳng cũng có nghĩa là quẹo phải luôn. Cấm không ai được cười đó nghẹ Cười là cô giận cho mà chết. Hèn gì trong bài Còn  Chút Gì Để Nhớ khi nói về ở “phố núi cao, phố núi đầy sương”, chỉ có câu: “Anh khách lạ đi lên đi xuống”; không nghe quẹo trái hay phải chi . . .cho mệt. 
     
Thôi chết dzồi, xin ngừng đây chứ nếu còn tiếp tục thì còn xin thêm nhiều thứ khác nữạ Phiền quá.                           
 
 Lâm Tuyết Nhung
 Tháng 2, 2004
 
  |     |  In Bài  In